Khi nghiên cứu các hố trên bề mặt Mặt trăng, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại khoáng chất kỳ lạ nằm bên trong trung tâm hố.
Khoáng chất kỳ lạ tìm thấy trong trung tâm các hố núi trên bề mặt Mặt trăng được xác định có nguồn gốc từ những mảnh vụn thiên thạch tạo nên các hố và không phải là các loại vật chất sẵn có trên Mặt trăng.
Những vật thể lạ này được cho là từ mảnh vụ thiên thạch bay trong không gian và một số đến từ Trái đất trong quá trình va chạm giữa các tiểu hành tinh và sao chổi.
Miệng hố Copernicus có đường kính gần 150km trên Mặt trăng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra khoáng chất spinels - hình thành dưới áp lực cực lớn giống như áp lực hình thành vỏ Trái đất.
Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu mở ra hy vọng trong việc mô phỏng các va chạm và tác động của thiên thạch và các tiểu hành tinh đối với Mặt trăng.
Các nhà khoa học cũng xác đinh được tác động khi một viên đá va chạm vào Mặt trăng ở tốc độ 43.000km/h, nó sẽ không bốc hơi (giả thiết từng được đặt ra trước kia), mà viên đã sẽ vỡ vụn ra tạo thành một cơn mưa mảnh vụn rồi va chạm với các miệng hố khi tới bề mặt Mặt trăng, rồi rơi vào phần trung tâm các hố.