[size=2]Ông Ngô Đăng Nhân, Cục trưởng Cục an toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, không thể nói chắc chắn mây phóng xạ không bay đến Việt Nam. Vì hôm nay chúng ta nhận định không bay vào nhưng rất có thể ngày mai mọi chuyện lại khác đi. “Chúng ta cần luôn luôn cập nhật thông tin khí tượng hàng ngày, theo dõi thời tiết để biết chắc chắn sẽ xảy ra chuyện gì”, ông Nhân nói.[/size] [size=2]Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ được biết, ngay sau khi xảy ra thảm hoạ kép tại Nhật Bản vào ngày 11/3 vừa qua, Viện Năng lượng nguyên tử đã xây dựng tài liệu ứng phó với sự cố hạt nhân. Tài liệu này giải đáp chi tiết, cặn kẽ về sự cố hạt nhân, ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân đến sức khoẻ con người và các biện pháp phòng tránh.[/size]
[size=2]Hình ảnh thể hiện độ lan phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima1 sau thảm hoạ kép tại Nhật Bản[/size] |
[size=2][size=2]Ông Nhân cũng cho biết, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm về việc cảnh báo phóng xạ có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không. “Chúng ta có 3 trạm quan trắc phóng xạ và sẽ cập nhật liên tục tình hình đến dân chúng”, ông Nhân khẳng định.
[/size][/size]
[size=2]Vậy mây phóng xạ là gì và nguyên lý hình thành mây phóng xạ ra sao?[/size]
Mây phóng xạ được hình thành từ các vụ nổ hạt nhân, nổ nhà máy điện nguyên tử do lõi lò nguyên tử bị phá vỡ, các thanh nhiên liệu nóng chảy khi nổ, bụi phóng xạ bay vào không trung tích tụ theo các đám mây tạo thành vệt mây phóng xạ.
Nếu kích thước các hạt bụi phóng xạ lớn và nặng sẽ rơi nhanh gần khu vực vụ nổ, nếu kích thước bụi nhỏ thì rơi chậm hơn và đi xa hơn.
Đám mây phóng xạ thông thường có hình điếu thuốc xì gà với tỷ lệ 5:1 hoặc 20:1 với kích thước từ 10km đến 100km chiều dài tùy theo mức độ của vụ nổ hạt nhân. Thành phần bụi phóng xạ chủ yếu là Cs-137 (xê-ri) phát năng lượng gam-ma, có chu kỳ phá hủy tới 30 năm.
Nhưng trước khi tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh, điều quan trọng đầu tiên chúng ta phải hiểu chất phóng xạ ảnh hưởng đến con người như thế nào?
[size=2]Chất phóng xạ có khả năng tự phân rã mà không chịu tác động của vật lý, hóa học, sinh học….. biến đổi thành các hạt nhân khác và tia phóng xạ ( tia beta+-, tia al pha, tia gam ma…)[/size]
[size=2]Phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người chính là Tia phóng xạ, cụ thể là tia Gama (tia beta và âlpâ không có khả năng xuyên sâu như tia gamma). Tia gama có thể đi được vài mét trong bê tông.[/size]
[size=2]Khi tia gamma vào cơ thể người, nó sẽ tác động đến bạch cầu, tế bào… ảnh hưởng trực tiếp đến người nhiễm phóng xạ. Ngoài ra tia gamma còn làm rối loạn quá trình phiên mã NST, làm gen và từ đó các tính trạng của người bị ảnh hưởng. Chính vì thế người nhiễm phóng xạ có thể sinh ra con bị dị tật bẩm sinh[/size]
[size=2]Lượng phóng xạ bao nhiêu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người?[/size]
[size=2]Triệu chứng dễ thấy nhất của việc bị phơi nhiễm phóng xạ là có cảm giác bị chóng mặt, buồn nôn và sốt trong nhiều giờ liền. Tiếp theo đó, một loạt các triệu chứng suy giảm sức khỏe bất thường, không có nguyên nhân sẽ diễn ra liên tiếp trong vài tuần tiếp theo. Nếu cường độ phóng xạ mạnh thì các cơ quan bên trong cơ thể sẽ bị phá hủy và dẫn tới nguy cơ chết người.[/size]
[size=2]Trái với suy nghĩ của nhiều người, bản thân môi trường sống hàng ngày của con người cũng bị ảnh hưởng của các tia phóng xạ từ nhiều nguồn khác nhau (ví dụ ngay cả khi bạn ăn chuối). Bay máy bay đường dài trên 8 tiếng cũng làm cơ thể bạn bị nhiễm xạ gấp hai lần so với khi đang ở dưới mặt đất (do gần mặt trời hơn và không có lớp không khí bảo vệ), nhưng kể cả vậy vẫn ở mức an toàn. Một số trang web của Nhật Bản đã đưa ra bảng hướng dẫn sau để chỉ các mức độ phóng xạ khác nhau sẽ ảnh hưởng tới con người như thế nào.[/size]
[size=2]Biểu đồ quan trắc phông phóng xạ tại Việt Nam tính đến 12 giờ ngày 23/3 cho thấy chưa có ảnh hưởng phóng xạ đến Việt Nam.[/size] |
[size=2][size=2]Theo đó, lượng phóng xạ sẽ được đo bằng đơn vị Sievert (là đơn vị theo tiêu chuẩn đo lường quốc tế – SI, đặt theo tên của nhà khoa học người Thụy Điển Rolf Sievert). Để theo dõi chính xác lượng phóng xạ, người ta thường sử dụng đơn vị milliSieverts – mSv hoặc microSieverts - μSv. Công thức chuyển đổi giữa các đơn vị như sau :[/size][/size]
[size=2]1 Sv = 1000 mSv (millisieverts) = 1000000 μSv (microsieverts) = 100 rem = 100000 mrem (millirem)[/size]
[size=2]Khi đọc báo hoặc theo dõi thông tin, bạn cần biết chính xác người ta đang nói tới đơn vị nào để tiện quy chiếu. Cũng theo đơn vị này, các nhà khoa học đã đưa ra bảng khuyến cáo như sau :[/size]
[size=2]~ 2 mSv/năm là mức phóng xạ bình thường mà con người đang đối mặt hàng ngày (ở Úc là khoảng 1.5mSv, Nam Mỹ là 3mSv).[/size]
[size=2]9-10 mSv/năm là mức phóng xạ mà hành khách đi máy bay sẽ bị hấp thụ trong chuyến bay từ Tokyo –[/size]
[size=2]New York .[/size]
[size=2]20 mSv/năm là mức phóng xạ trung bình một công nhân làm tại nhà máy nguyên tử hấp thụ.[/size]
[size=2]100 mSv/năm là mức phóng xạ bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người (xác suất bị ung thư là 2-4%).[/size]
[size=2]350 mSv/cả cuộc đời là mức phóng xạ để đưa ra quyết định di chuyển toàn bộ dân cư tại Chernobyl ra khỏi vùng nhiễm xạ.[/size]
[size=2]1000 mSv trong một khoảng thời gian ngắn làm con người sẽ bị buồn nôn, chóng mặt và sức khỏe suy giảm ngay lập tức.[/size] [size=2]5000 mSv trong một khoảng thời gian ngắn sẽ làm 1/2 số người trong số này bị tử vong sau 1 tháng.[/size]
[size=2][size=2]Vậy trong trường hợp có mây phóng xạ bay đến lãnh thổ Việt Nam , chúng ta cần phải làm những gì?[/size][/size]
Khi bị nhiễm xạ, cần phải rời bỏ khu vực nhiễm xạ, gỡ bỏ ngay quần áo đang mặc trên người và uống các thuốc chống ung thư máu + chống làm phá hủy hệ miễn dịch trong người. Thêm vào đó, không được ăn bất cứ thức ăn gì đã bị phơi nhiễm trong khu vực phóng xạ.
[size=2]Khi có tình huống khẩn cấp về phóng xạ, bạn nên ẩn náu ở sâu, kín nhất có thể, chẳng hạn dưới hầm, trong phòng kín, chất nhiều đồ đạc bên ngoài. Với mỗi centimet dày hơn, lớp chắn này sẽ bảo vệ bạn tốt hơn khỏi nguy cơ chết người.[/size] [size=2]Phóng xạ vẫn phát sinh trong môi trường tự nhiên, và gần như có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Nhiệt độ, ánh sáng và vi sóng đều giải phóng ra một vài dạng bức xạ. Urani, thori và radi vẫn thường phát xạ tự nhiên trong lớp đất trên bề mặt. Chúng ta hàng ngày vẫn tiếp xúc với dạng phóng xạ này song nó thường không bị xem là nguy hiểm.[/size]
[size=2]Cơ thể chúng ta luôn phải tiếp xúc với một lượng nhỏ phóng xạ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ, khoảng 80% sự tiếp xúc này đến từ các nguồn tự nhiên, và 20% còn lại từ các nguồn phát xạ nhân tạo, chủ yếu là chụp X quang. Nhìn chung, các nhà khoa học không tìm thấy lượng phóng xạ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày gây ra nguy hiểm gì.[/size]
[size=2]Trong một vụ nổ hạt nhân, mọi người tiếp xúc với một lượng lớn phóng xạ trong một thời gian ngắn và có thể xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS). Trong vòng vài tiếng đầu sau khi tiếp xúc, người nhiễm xạ có thể thấy buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và da bị xạm đen. Qua thời gian, phóng xạ có thể gây hủy hoại tủy xương và gây ra chảy máu trong cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Hầu hết những người không hồi phục được sau cơn ARS sẽ chết trong vòng vài tháng.[/size]
[size=2]Chính quyền địa phương nên có kế hoạch trong trường hợp có sự cố khẩn cấp về phóng xạ. Hãy tìm đọc để hiểu kỹ kế hoạch chuẩn bị khẩn cấp này và có lộ trình sơ tán hợp lý.[/size]
[size=2]Trong tình huống khẩn cấp về phóng xạ, chẳng hạn lo ngại sẽ có một vụ nổ hạt nhân, bạn được khuyến cáo nên tạo ra "nơi trú ẩn tại chỗ". Điều đó có nghĩa là bạn nên ở trong nhà hoặc công sở, hoặc một khu vực phòng kín. Để giúp cho nơi trú ẩn của mình an toàn hơn, bạn nên: Đóng và khóa tất cả các cửa ra vào và cửa sổ; Tắt quạt, điều hòa không khí hoặc bất kỳ thiết bị nào làm cuộn khí từ ngoài vào; Chui xuống hầm hoặc vào phòng hẹp; Bật radio để nghe xem các bản tin mình phải làm gì.[/size]