Tin tức - pháp luật 2008-10-10 05:16:48

Tiếng Violon trong nhà tù Hỏa Lò


[justify]Bọn lính Pháp sững sờ không thể nào hiểu được, trong khung cảnh bắt bớ và tra tấn da man, những người cộng sản với danh nghĩa học sinh, sinh viên vẫn “lọt” vào nhà tù Hỏa Lò.[/justify]
[justify]Trong 4 bức tường xám xịt lạnh toát đến ghê người, những con người trẻ tuổi ấy đã bất ngờ kéo Violon và hát vang bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Diệt phát xít”, “Tiến quân ca”…[/justify]
[justify]Người lính già Trần Phi Hiển - cựu thanh niên, học sinh sinh viên Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp, cũng là một trong những nhân chứng sống của buổi gặp gỡ trùng phùng “có một không hai” ấy giờ đã ở tuổi 79. Ông nói: Có lẽ cả đời tôi cũng không bao giờ quên được phút giây sung sướng và vô cùng tự hào đó.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các chiến sĩ cách mạng bị giam trong nhà tù Nhà Tiền (Hà Nội) nghe đoàn học sinh biểu diễn các bài hát cách mạng tại nhà tù Nhà Tiền (1950)[/justify]
[justify]Năm 1950. Sau khi chiếm được Hà Nội, bọn Pháp mở rộng chiến tranh ra các vùng lân cận. Đi đến đâu, chúng cũng đốt nhà, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, chém giết người dân vô tội, bắt dân lành đi phu hoặc đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng. Cùng với việc càn quét, thực dân Pháp tăng cường bắt bớ những người chúng cho là cộng sản về giam tại các nhà tù Hỏa Lò, Nhà Tiền, sân bay Bạch Mai, nhà máy rượu, sân bay Gia Lâm…[/justify]
[justify]Nhằm trấn áp sự nổi dậy của các chiến sĩ, chúng ra sức đánh đập, tra khảo rất dã man. Hôm đó vào một buổi chiều mùa đông, Hà Nội bị tạm chiếm vẫn bừng sắc nắng. Để lấy tiền ủng hộ kháng chiến, mừng tin thắng lợi từ các nơi gửi về, đoàn học sinh toàn Thành ra sáng kiến tổ chức các đoàn diễn kịch, ca nhạc gom tiền mua quà Tết cho chiến sĩ trong các nhà tù.[/justify]
[justify]Tại Nhà hát Lớn, trong tiếng súng vẫn ì oàng phía xa Hà Nội, học sinh nam, nữ các trường Chu Văn An, Trưng Vương, Albelrt Sarraut (trường học chương trình của Pháp), Dũng Lạc (cạnh Nhà thờ Lớn)… say sưa hát những bài hát cách mạng.[/justify]
[justify]Buổi biểu diễn thành công, họ thu được một số tiền lớn. Kế hoạch vào thăm các chiến sĩ trong nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được vạch ra.[/justify]
[justify]Trần Phi Hiển được giao nhiệm vụ đến Hội Cứu tế nạn nhân chiến tranh ở 65 Tràng Thi gặp linh mục Bửu Dưỡng, bàn kế hoạch, thống nhất ngày đi và số người tham dự. Đoàn cứu tế vào thăm các chiến sĩ trong nhà tù hôm đó bao gồm nhiều thành phần: nhà tư sản, người thân của người bị bắt, phụ huynh học sinh, sư ông, sư bác… Riêng học sinh, mỗi trường được cử 2 đại biểu, 2 giáo sư. Ngoài ra cần 5, 6 học sinh nam to khỏe khuân vác, vận chuyển bánh kẹo chăn màn, quần áo vào khám. Linh mục Bửu Dưỡng thấy thực tế cần phải làm như vậy nên nhận lời.[/justify]
[justify]Thực ra trong số những người đi thăm khám, Phi Hiển “nhắm” sẵn những học sinh có tinh thần chiến đâu, kiên quyết đấu tranh với kẻ thù. Trong đó tất nhiên có cả những học sinh chơi đàn và biết hát. Đó là các anh Trần Văn Thụ (nhà ở phố Phó Đức Chính) biết chơi đàn violon, Phạm Đức (ở phố Phủ Doãn) đệm ghi ta…[/justify]
[justify] [justify]Ông Trần Phi Hiển với những kỉ niệm về đoàn học sinh Thủ đô đi thăm các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trong kháng chiến chống Pháp [/justify]
Ông Phi Hiển kể: Hôm đó chúng tôi ngồi trên chiếc ô tô chở đầy quà tặng mà lòng dạ rối bời. Kháng chiến chống Pháp đang bước vào thời kì cam go nhất. Tin đồn về việc chúng đánh đập chiến sĩ của ta trong các nhà tù khiến mỗi lần nghe xong có cảm giác như bị ai bóp chặt lồng ngực. Xót xa, phẫn uất lắm…[/justify]
[justify]Hôm đó, sau phần thủ tục, linh mục Bửu Dưỡng phát biểu ý kiến với nội dung: Cám ơn nhà cầm quyền đã tạo điều kiện cho tiếp xúc với anh em trong tù. Tất nhiên linh mục không quên “cài” thông tin: Mục đích của Hội cứu tế nạn nhân chiến tranh chỉ đơn thuần là từ thiện, nhân đạo.[/justify]
[justify]Nghe xong thông tin này, đoàn học sinh cảm thấy lạnh toát người vì tất cả anh em trong tù đều lặng thinh. Họ quyết không lên nhận quà. Phi Hiển hôm đó cũng toát mồ hôi, anh lo lắng hình dung ra sự “bất thành” về những ý định tốt đẹp mà anh và một số người đã tính toán kĩ lưỡng trong cuộc gặp gỡ này.[/justify]
[justify]Nhưng giữa lúc mọi người còn đang e dè, thì như có một phản xạ tự nhiên, Trần Phi Hiển đứng bật dậy phát biểu: Đây là quà Tết của anh chị em học sinh toàn thành phố. Chúng tôi đã đi diễn kịch, ca nhạc bán vé lấy tiền mua bánh, mứt, kẹo, giò chả để tặng các anh chị, các anh chị dùng trong dịp Tết Nguyên đán.[/justify]
[justify]Đó là tấm lòng của chúng tôi cùng với sự mến mộ của chúng tôi đối với các anh chị đã hi sinh cả cuộc đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, trong đó có cả chúng tôi…”[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đoàn học sinh Thủ đô đi thăm các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trong kháng chiến chống Pháp (ông Trần Phi Hiển – người chống gối, bên phải)[/justify]
[justify]Giọng anh lạc đi: Mong các anh chị ghi nhận tấm lòng của chúng tôi và nhận món quà biết ơn, tình nghĩa của chúng tôi. Rồi bỗng dưng người thanh niên này nói những câu rất dứt khoát: Năm cũ sắp qua đi, năm mới đang đến. Nhân dịp đón xuân sớm và cơ hội ngàn vàng được vào thăm các anh, chúng tôi xin tặng các anh bài hát “Chiến sĩ Việt Nam” của nhạc sĩ Văn Cao để tôn vinh các anh chị.[/justify]
[justify]Trần Văn Thụ cầm đàn Violông; Phạm Đức đệm ghi ta còn Phi Hiển bắt nhịp bài hát. Trong lao tù, lời ca “Trăm sắc, mây huy hoàng, giờ này oai linh ngôi sao vàng…” vút lên. Không gian u ám nơi nhà lao tan biến, chỉ còn những tiếng vỗ tay không dứt. Lòng người rạo rực. Ông Phi Hiển bảo: Ngoài kia, tôi cảm giác như mây đen chiến tranh đang tan biến. Hình như Hà Nội hôm đó nắng vàng, tươi thắm lắm. Chúng tôi có cảm giác, Hà Nội, miền Bắc Việt Nam và cả đất nước này đang giải phóng đến nơi rồi…[/justify]
[justify]Rồi cũng nhân thể “thừa thắng xông lên”, đoàn vào thăm Hỏa Lò ca tiếp bài “Diệt phát xít”. “Diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng/Tiến lên nền Dân chủ cộng hòa/ Đồng bào tuốt gươm vùng lên/Dưới bóng cờ đỏ ánh vàng sao…”.[/justify]
[justify]Lại một tràng vỗ tay nữa vang lên khua động cả nhà tù! Sau hai bài hát, Trần Văn Thụ vào xà lim thăm một số anh em tử tù. Một thanh niên bị kết án tử hình đề nghị anh Thụ kéo cho nghe bài “Tiến quân ca”. Tiếng đàn Violon trong tù một lần nữa vút lên. Tên cai tù thực dân không hiểu nhiều về tiếng Việt nhưng cũng đứng “ngây mặt”, tỏ vẻ ngạc nhiên và có phần kính nể những người cộng sản và những người thanh niên yêu nước…[/justify]
[justify]Sau này, từ kinh nghiệm ở Hỏa Lò, đoàn học sinh toàn thành còn đi thăm 4 nhà tù nữa: Nhà Tiền, sân bay Bạch Mai, nhà máy rượu Gia Lâm và sân bay Gia Lâm. Đi đến đâu, họ cũng hát vang các bài hát “Chiến sĩ Việt Nam”, “Diệt phát xít”…[/justify]
[justify]Người lính già tuổi 79 Trần Phi Hiển cười tươi: Hồi đó mình nghĩ rằng, Hội cứu tế nạn nhân chiến tranh có ý lợi dụng ta để tuyên truyền cho Hội của họ. Ta cũng lợi dụng họ để đi thăm tặng quà cho chiến sĩ của ta… và kết quả ta đã thắng lớn…”[/justify]
[justify]Ông bồi hồi: Sau chuyến đi đó, linh mục Bửu Dưỡng có mời tôi lên trụ sở Hội để rút kinh nghiệm và đưa cho tôi một bức thư của nhà cầm quyền Pháp, đại ý nói: Cám ơn Hội đã đến thăm nhà tù, nhưng đáng tiếc là linh mục đã để lọt một số học sinh theo Việt Minh có những hành động quâý rối làm ảnh hưởng đến công cuộc bình định của chúng tôi và tất nhiên không thể nào tha thứ cho những học sinh này”.[/justify]
[justify]Kết quả là anh Hiếu đại diện của anh em tù Hỏa Lò ra nhận quà hôm đó bị bắt đưa ra Côn Đảo. Tôi và anh Minh cùng một số bạn khác bị bắt về nha công an Bắc Việt. Đây là lần thứ 2 tôi bị bắt lại và bị quản chế trong nội thành Hà Nội tạm chiếm. Đó là những ngày xuân năm Tân Mão (1951). Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta, ngày đó còn cách Giải phóng Thủ đô khoảng chừng 3 năm rưỡi.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)