Thứ Năm, ngày 13/03/2014 05:30 AM (GMT+7)
[justify]Ít ai biết, trước khi trở thành trùm phát xít, Adolf Hitler đã từng là họa sĩ nghèo, đam mê hội họa và hai lần thi vào trường Học viện Mỹ Thuật Vienna (Áo) nhưng đều trượt. Dẫu vậy, ông đã để lại hàng trăm bức họa phong cảnh, chân dung khá đặc sắc.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]1. Bức họa “Khoảng sân trong ở phủ thống sứ cũ tại Munich” (1913)[/justify]
[justify]Những tòa thánh đường cổ kính, nhà thờ trang nghiêm, cảnh nông thôn thanh bình và phong cảnh bên bờ biển dịu dàng… phác họa lên từ những nét cọ mềm mại cùng màu nước vẽ tươi sáng là những họa phẩm đầu tay của họa sĩ nghèo người Đức Adolf Hitler.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]2. “Quảng trường Odeonsplatz” (1914)[/justify]
[justify]Thật khó có thể tin khung cảnh thanh bình, tươi tắn và bình dị này lại được tạo nên từ bàn tay của kẻ đã từng nhấn chìm thế giới vào bóng đêm và tội ác không thể dung tha. Người đã cướp đi sinh mạng của 6 triệu dân thường Do Thái trong Chiến tranh Thế giới II.[/justify]
[justify]Nhưng, hãy cùng nhau thưởng thức những bức họa của Adolf Hitler khi còn là chàng họa sĩ nghèo, yêu hội họa.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]3. “Ngôi nhà sắc màu” Thời ở Vienna (1907 – 1912)[/justify]
[justify]Ngay từ khi còn trẻ, A. Hitler đã tìm thấy sự đam mê hội họa trong tâm hồn. Nhưng cha của người họa sĩ trẻ là Alois Hitler lại muốn con mình bớt mơ mộng và tìm một công việc mang tính thực tế hơn như làm việc trong ngành hải quan. Một vài năm sau cái chết đột ngột của cha (năm 1903), Hitler chuyển tới thủ đô Vienna và bắt đầu cuộc sống của một nghệ sĩ nghèo. Hitler sống tạm qua những tháng ngày đói khổ bằng việc bán những tấm bưu thiếp phong cảnh cho khách du lịch.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]4. “Người nghệ sĩ bên giếng trong Phố Cổ” (1910 – 1912)[/justify]
[justify]Với mong muốn trở thành họa sĩ nổi tiếng, Hitler đã mang tranh đến Học viện Mỹ Thuật Vienna để xét tuyển, nhưng đã bị họ từ chối hai lần năm 1907 và 1908. Hội đồng nghệ thuật của trường từ chối tranh của Hitler vì cho rằng nét họa chưa được tốt. Họ gợi ý cho người họa sĩ nghèo nên theo ngành kiến trúc. Hitler đã từ chối vì không thích bị gò bó trong trường học.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]5. “Những ngọn đồi thoai thoải”[/justify]
[justify]Trong thời gian ở Vienna, Hitler bắt đầu hình thành tư tưởng bài Do Thái của mình. Ông tham gia vào các buổi diễn thuyết nghệ thuật, kiến trúc và biểu diễn âm nhạc trong thành phố, rồi bị ảnh hưởng bởi những bài phát biểu chống Do Thái của Thị trưởng Karl Lueger và nhà thơ Guido von List, người theo chủ nghĩa Aryan thuần khiết (Với lòng tin, Ơn Trên đã chọn giống dân Aryan – chủng tộc ưu việt làm chủ thế giới).[/justify]
[justify]Lòng thù hận, khinh ghét người Do Thái càng ngày càng lớn trong Hitler, mặc cho những người yêu tranh, mua tranh và bạn bè của Hitler tại Áo là người Do Thái.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]6. “Đóa Phăng-xê rực rỡ”[/justify]
[justify]Thủ đô Vienna cổ kính đã đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nét nghệ thuật cũng như tính cách của Hitler. Có lẽ việc Hitler bị từ chối hai lần ở Học viện Mỹ Thuật Vienna là một trong những nguyên nhân gián tiếp biến ông trở thành kẻ thù lớn nhất của nhân loại thế kỷ 20.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]7. “Town Scene with Unusual Store Sign Post”[/justify]
[justify]Đây là một trong những bức họa Hitler vẽ khi còn ở Vienna. Nét nổi bật trong các họa phẩm thời kỳ này là kiến trúc của các tòa nhà ở Vienna. Điều kỳ lạ ở đây là Hitler đã vẽ bức rèn sắt khá gần và ông cũng vẽ nó 2 lần. Hơn nữa, khung cảnh thành bình tại khu phố này khiến không ít người nhớ đến vụ càn quét Kristallnacht (còn gọi là Đêm thủy tinh) của Đức quốc xã đối với người Do Thái năm 1938.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]8. “Lâu đài có tường răng cưa” (1910)[/justify]
[justify]Đây là bức tranh vẽ năm 1910, mô tả tòa lâu đài ẩn danh được bao quanh bởi hàng tường răng cưa cao lớn. Dường như trong bức họa này, Hitler chú ý đến tiểu tiết nhiều hơn các tác phẩm trước đó. Màu sắc trong tranh có phần u ám, ảm đạm, giống như tòa lâu đài của Bá tước Dracula trong truyền thuyết.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]9. “Một góc Nhà hát Opera ở Vienna” (1911)[/justify]
[justify]Nhà hát Opera ở thủ đô Vienna là một trong những mẫu họa yêu thích của Hitler. Ông đã từng vẽ rất nhiều phiên bản của tòa nhà nghệ thuật này. Và đây là bức họa được Hitler nhìn dưới góc độ hẹp hơn.[/justify]
[justify]Hitler cũng đã từng có ý định viết hoàn thành nốt lời của vở nhạc kịch “Wieland der Schmidt” còn dang dở của nhà soạn nhạc người Đức W.R. Wagner. Nhưng nhanh chóng từ bỏ ngay sau đó.[/justify]
[justify]Đã từng có nhiều người cố gắng phân tích những ẩn chứa tội ác sau này của Hitler trong những bức họa của ông nhưng đều thất bại. Có lẽ, nghệ thuật chưa bao giờ mang hiềm ác trong niềm đam mê của Hitler.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]10. “Thánh đường St. Peter ở Vienna” (1910 – 1912)[/justify]
[justify]Ban đầu, Hitler vẽ bức họa này bằng bút và mực, sau đó hoàn thành nó bằng màu nước. Mặc dù vẽ thánh đường St. Peter nổi tiếng nhưng bức tranh không có gì đặc biệt lắm. Năm 1945, nó bị tịch thu tại tòa pháo đài núi Obersalzberg của Hitler. Bảy năm sau cái chết của Hitler, ngày 30/4/1952, chính quyền bang Bavaria (Đức) đã cho nổ toàn bộ khu ở Berghof của Hitler.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]11. "Lâu đài và thánh đường ở Perchtoldsdorf” (1910–1912)[/justify]
[justify]Bức họa được vẽ vào khoảng năm 1910 đến 1912, mô tả khung cảnh của tòa lâu đài và thánh đường ở St. Perchtoldsdorf, một thị trấn chợ ở Áo. So với những bức tranh khác trước đó, họa phẩm này mang nét thẩm mỹ và nghệ thuật cao hơn. Cho thấy sự tiến bộ trong nét cọ vẽ của Hitler.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]12. Thời ở Munich (1913 – 1914)[/justify]
[justify]“Nhà thờ quốc gia” (1914)[/justify]
[justify]Tháng 5 năm 1913, sau khi nhận được phần thừa kế cuối cùng cùng người cha quá cố để lại, Hitler rời Vienna về Munich và vẫn duy trì nghiệp vẽ của mình. Các nhà sử học cho rằng, Hitler đã trốn nghĩa vụ quân sự vì không sẵn sàng phục vụ cho Đế chế Habburg (Áo). May nhờ việc không qua trong kỳ kiểm tra y tế, Hitler đã trở về Đức.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]13. “Nhà hát Munchen” (1914)[/justify]
[justify]Trong thời gian ở Munich, Hitler vẽ ít hơn so với khi ở Vienna. Trong tác phẩm này, Hitler vẽ tòa nhà hát Opeara ở Munich khi trời vừa ngớt mưa. Nét kiến trúc chủ đạo vẫn được Hitler yêu thích đưa vào các họa phẩm của mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]14. “Nhành Lan trắng” (1913)[/justify]
[justify]Không chỉ vẽ nhà thờ, nhà hát Opera, Hitler còn đưa hoa lan, cẩm chướng, hoa hồng vào các tác phẩm của mình. Khi ở Munich, Hitler vẫn vừa vẽ vừa bán các bức tranh của mình để kiếm sống.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]15. “München Siegestor” (1913)[/justify]
[justify]Nếu so với cảnh thật, bức họa “Khải hoàn môn Munich” này còn đẹp hơn so với thực. Giới phê bình nhận định “Niềm đam mê mãnh liệt của Hitler đối với kiến trúc đã thổi hồn sống động vào những bản vẽ về những ngôi nhà, thánh đường, cảnh thành phố và các công trình công cộng của người họa sĩ”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]16. “Die neue Hermannsmühle” (1913)[/justify]
[justify]Khung cảnh thôn quê cũng là đề tài yêu thích của Hitler. Bức tranh vẽ một góc ngôi nhà máy Hermann toát lên nét thanh bình, giản dị của người dân nơi đây.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]17. Thời kỳ Chiến tranh Thế giới I (1914 – 1918)[/justify]
[justify]“Xe tăng bốc khói” (1916)[/justify]
[justify]Cuộc đời nghệ sĩ của Hitler thay đổi năm 1914 khi ông gia nhập quân đội Bavaria để phục vụ cho Chiến tranh Thế giới I. Tuy vậy, niềm đam mê hội họa vẫn không mờ nhạt, Hitler tranh thủ vẽ bất cứ khi nào thích hợp. Thậm chí còn trở thành họa sĩ truyện tranh cho một tờ báo quân đội. Bức “Xe tăng bốc khói” vẽ năm 1916 có lẽ là khi ông vừa trải qua một trận đánh ngoài chiến trường khói lửa.[/justify]
[justify]Hitler từng được trao huân chương dũng cảm. Ông đã bị thương ở chân khi 1 mảnh bom găm vào và bị mù tạm thời do khí mù tạt gây ra. Nhưng vết thương thể xác không tác động nhiều đến Hitler bằng cú sốc khi biết Đức thất bại năm 1918 và phải tuân theo Hiệp ước Versailles, điều mà Hitler và người Đức gọi là “Sự sỉ nhục không thể chịu nổi”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]18. “Chiến tranh ở làng Torn” (1918)[/justify]
[justify]Các bức tranh của Hitler thời kỳ Chiến tranh Thế giới I mang nhiều nét khác biệt. Cảnh vật trở nên trừu tượng hơn, màu sắc đơn điệu hơn và thường tập trung ở các chiến trường, các thị trấn bị chiến tranh tàn phá…[/justify]
[justify]Bức tranh “Chiến tranh ở làng Torn” miêu tả hình ảnh một người lính Đức mặc áo choàng đi bộ dưới con đường ở một ngôi làng của Pháp.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]19. “Battlefield Wall” (1918)[/justify]
[justify]Bức ảnh miêu tả một người lính Đức mặc đồng phục đang nhìn chiến trường xa qua một bức tường. Trong tranh, nét kiến trúc trở nên rời rạc, Hitler gần như quan tâm nhiều hơn đến nhân vật anh lính hơn[/justify]
[justify]20. “Thị trấn Ypres trong đống đổ nát” (1916)[/justify]
[justify]Bức tranh miêu tả cảnh đồ nát khi chiến tranh đi qua tại thị trấn Ypres ở Bỉ. Hitler vẽ nó năm 1916, khi chiến sự đang vô cùng khốc liệt.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]21. “Xác xe tăng” (1916)[/justify]
[justify]Bức tranh miêu tả khung cảnh tang thương của những chiếc xác xe tăng sau một trận chiến. Bầu trời đầy khói đạn, cây cối xác xơ, chiến trường không một bóng người là những hậu quả đau buồn mà chiến tranh mang tới.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]22. Thời kỳ về sau (1924 – 1939)[/justify]
[justify]Bức màu “Đường tàu điện ở München” (1925)[/justify]
[justify]Đây là khoảng thời gian Hitler phục hồi sau chấn thương của Chiến tranh Thế giới I. Ông từng nói “Khi tôi nằm liệt giường, tôi nung nấu một ý tưởng giải phóng Đức và tin rằng mình sẽ làm tốt công việc vĩ đại này”. Sau đó ít lâu, Hitler trở về Munich và nhanh chóng gia nhập Đảng Công nhân Đức, đảng sau này đổi tên là Đức quốc xã.[/justify]
[justify]Sau khi trở thành người đứng đầu của Đảng, Hitler đã dẫn đầu cuộc đảo chính không thành công năm 1923 gọi là “Đảo chính nhà hàng Bia”. Kết quả là Hitler bị bắt và đưa đến nhà tù Landsberg, nơi ông bắt đầu viết cương lĩnh “Cuộc tranh đấu của tôi”, mở đầu cho hàng loạt tội ác về sau.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]23. “Gian phòng ăn thân mật”[/justify]
[justify]Sau khi ra tù, Hitler một mặt củng cố lại quyền lực của mình tại Đảng, một mặt tiếp tục thỏa mãn niềm đam mê hội họa của mình. Tác phẩm miêu tả không gian phòng ăn cho thấy nét kiến trúc lại “sống lại” trong bức tranh của Hitler, mặc dù ông đã chú trọng đến nội thất hơn là ngoại thất.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]24. Bức đen trắng “Đường tàu điện ở Muchen” (1925)[/justify]
[justify]Trong năm 1925, Hitler lại tiếp tục vẽ những bức tranh phong cảnh bên ngoài, miêu tả cảnh thành phố và cuộc sống thường nhật của người Đức.[/justify]
[justify]Trong đó có các tác phẩm như “Alter Rathaus”, “Nueue Rathaus”, “Peterskirche”, “Helig Geistkirche”….[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]25. “Am Basler Tor" (1933)[/justify]
[justify]Hầu hết trong các bức tranh của mình, Hitler thường sử dụng màu nước để tạo nét tươi tắn cho bức họa. Nhưng trong bức “Cổng Basler”, ông lại sử dụng chất liệu là sơn dầu để miêu tả cảnh quan.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]26. “Schloss Lamberg Steyer” (vào khoảng 1910 – 1912) – Thời ở Vienna[/justify]
[justify]Cuộc đấu giá trực tuyến các bức tranh của Hitler ở Slovakia mới đây cho thấy rằng, dù Hitler có gây tội ác không thể dung thứ thì những giá trị nghệ thuật trong các họa phẩm của ông vẫn được nhiều người trân quý. Trong đó, bức “Maritime Nocturno” của Hitler đã được bán với giá 41.708 đô la Mỹ trong tháng 1 năm 2012.[/justify]