Bị gia đình bỏ rơi, những đứa trẻ mắc bệnh bẩm sinh hay người già tàn tật vẫn ngày ngày lủi thủi sống trong trại điều dưỡng và mơ về một lần được người thân tới thăm nom, chăm sóc.
|
Trại điều dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An - Ba Vì (Hà Nội) hiện chăm sóc hơn 200 người già và trẻ nhỏ, gần nửa trong số đó là phụ nữ. Hầu hết người đến thăm là những cá nhân tập thể làm từ thiện chứ hiếm khi có người thân tới thăm nom và họa hoằn lắm mới có người gọi điện thăm hỏi. |
|
Trại thường xuyên đón nhận chăm sóc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi do khuyết tật bẩm sinh khi chào đời, trong đó có nhiều bé gái. Trường hợp đặc biệt nhất là bé gái 3 tháng tuổi không có mắt. |
|
Bé bị bỏ rơi tại ngõ Hồng Mai (Hà Nội), được người dân chuyển vào bệnh viện Nhi, sau đó đưa về trại mồ côi Thụy An nên bé có tên là Hồng Mai. Đây là trường hợp rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, trên thế giới cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, Hồng Mai vẫn có cơ hội nhìn thấy ánh sáng cuộc đời vì theo các bác sĩ bé vẫn có 2 con ngươi chuyển động bên dưới lớp da. |
|
Dù lành lặn về thể xác nhưng cô bé có tên Hy Vọng lại bị khiếm khuyết khác. Cô bé bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng hiện cũng chỉ biết cười biết khóc mà không biết nói. |
|
Phụ nữ bị bệnh Down này đặc biệt thích vòng và nhẫn. Mỗi khi gặp khách ghé thăm chị lại khoe "bộ sưu tập" của mình, và thấy ai đeo vòng hoặc nhẫn chị lại đi theo xin bằng được một chiếc. |
|
Tật nguyền và bệnh tật đã đưa đẩy nhiều phụ nữ vào cuộc sống thiếu tình thương yêu của gia đình. |
|
Nhiều cụ bà tàn tật, mất trí nhớ hoặc bị con cái ngược đãi phải sống những ngày cuối đời trong trại. Các cụ luôn miệng kể rằng con cái vừa vào thăm nom, sắp tới lại vào nữa nhưng sự thực đó chỉ là mong ước quá da diết của các cụ được cất thành lời. |
|
Hiếm hoi lắm mới có một hai người có thể tự chăm sóc bản thân. |
|
Không gia đình, những đứa trẻ phải tự chăm sóc nhau và chia sẻ tình yêu thương cho nhau. |
|
Nhưng những tâm hồn non nớt này cũng rất cần sự chia sẻ của cộng đồng, các nhà hảo tâm. |