[justify][size=4]Khó khăn càng đè nặng lên vai doanh nghiệp khi những thương lái đến từ Trung Quốc cũng đi vét nguyên liệu thuỷ, hải sản với giá khó lường.[/size][/justify]
[justify][size=4]Hàng loạt doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ, hải sản đang lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng…[/size][/justify]
[justify][size=4]Sợ thương lái Trung Quốc
Ông Trần Văn Hiến, Chủ tịch hiệp hội hải sản Phú Quý (Bình Thuận) cho biết, lượng hải sản nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu trong tỉnh hiện chỉ đáp ứng đươc khoảng 60%. Sản lượng đánh bắt cũng giảm nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp phải đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu chế biến để bù đắp những hợp đồng đã ký. Có những doanh nghiệp may mắn mua được ở các cảng cá trong nước nhưng cũng phải chịu giá thành cao hơn bình thường 20 - 30%.[/size][/justify]
[size=4][/size] |
[size=4]Doanh nghiệp thuỷ sản trong nước đang chật vật thu mua nguyên liệu[/size] |
[justify][size=4]Tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu cũng trong tình cảnh tương tự. Đặc biệt với tôm sú, dù giá đã tăng đến gần 30% nhưng theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, ông Chu Văn An, Phó tổng giám đốc Công ty CP thuỷ hải sản Minh Phú, lượng tôm sú nguyên liệu cũng mới chỉ đáp ứng được chưa đầy 20% công suất chế biến. Doanh nghiệp này buộc phải chuyển sang sử dụng tôm thẻ làm nguyên liệu sản xuất chính.
Trong bối cảnh nguyên liệu thiếu trầm trọng, tại nhiều cảng cá các doanh nghiệp trong nước đang phải khổ sở tham gia “cuộc chiến” giành nguyên liệu với những thương lái, thương nhân đến từ Trung Quốc - đang có mặt ở khắp các điểm thu mua, vét sạch nguyên liệu ngay khi tàu cập bến. Những thương lái này không phải chịu bất cứ chi phí nào về thuế, hay các khoản giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng… như các doanh nghiệp trong nước nên họ sẵn sàng mua với giá cao hơn từ 10% đến 15%.
Sợ cả tôm bơm tạp chất[/size][/justify]
[justify][size=4]nước, đây là hình thức kinh doanh gian dối được giật giây bởi một vài thương nhân Trung Quốc. Trong khi phải mua nguyên liệu với giá cao mà vẫn thiếu, doanh nghiệp trong nước đang phải đầu tư thêm kinh phí để xử lý những lô hàng bị dính tạp chất.
Theo phản ánh của một số người dân, với tôm, thương lái Trung Quốc cho phép người bán bơm tạp chất vào vẫn thu mua giá cao, trung bình 1kg, khi bơm tạp chất vào thì có thể ăn gian trọng lượng được 150 - 200 gr. Tại một số địa phương ở ĐBSCL, việc bơm tạp chất vào tôm còn được tiếp tay bởi chính người thân của những cán bộ trong chính quyền xã hay thôn ấp khi họ lờ đi cho người thân làm ăn gian dối.[/size][/justify]
[justify][size=4]Bị mờ mắt vì lợi trước mắt (tiền công bơm tạo chất trung bình 100.000 một ngày), họ không lường trước được hậu quả có thể xảy ra. Bởi lượng tôm bơm tạp chất sau khi được thương nhân Trung Quốc thu mua về sẽ được xuất sang hàng loạt thị trường khác. Và với quy định truy suất nguồn gốc hiện nay tôm của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn…
Hiện nhà quản lý và doanh nghiệp kiên quyết “nói không” với tôm bơm tạp chất để bảo vệ uy tín, thương hiệu thuỷ hải sản trong nước. Tuy nhiên, ông Chu Văn An cho rằng, về lâu dài cần áp dụng những khung hình phạt trong Bộ Luật hình sự, vì rõ ràng đây không chỉ là vấn đề gian lận thương mại hay vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm mà nghiêm trọng hơn là phá hoại nền kinh tế quốc gia.[/size][/justify]