[justify][justify]Hầu hết các vị vua đều phải dùng “xuân dược” mới đủ sức “hưởng thụ” gái đẹp trong tam cung lục viện. Và loại thuốc này đã giết chết khá nhiều quân vương.[/justify][/justify]
[justify][justify]Hai cha con chết vì “thuốc xuân tình”
Đó là trường hợp của vua Minh Thế tông và người con kế nghiệp là Minh Mục tông. Cả hai vị đều sùng bái xuân dược và cất nhắc, trọng thưởng người dâng thuốc. Thầy thuốc Đào Trọng Văn nhờ dâng được loại thuốc quý giúp Minh Thế tông trở thành “anh hùng” trên giường mà được trọng dụng.[/justify][/justify]
[justify][/justify][/justify]
[justify]Phương thuốc của họ Đào quả là hiệu nghiệm. Nó biến ông vua ở tuổi ngũ tuần bỗng trở nên đầy “bản lĩnh”, có thể “ban ơn” liên tục cho các cung tần mỹ nữ. Và để giữ “phong độ” như thế, nhà vua phải liên tục dùng thuốc kích dục. Bao nhiêu tinh huyết ở tuổi xế chiều bị vắt kiệt vào những cuộc “mây mưa”. Và chỉ 9 năm sau khi gặp được “thần y”, nhà vua băng hà do ngộ độc xuân dược.[/justify]
[justify]Con trai ông là Minh Mục tông thừa kế ngai vàng, cũng thừa kế luôn cả thói hoang dâm của cha cùng “phương thuốc thần” kể trên. Vì lạm dụng xuân dược sớm hơn vua cha nên Mục tông cũng chết sớm, khi mới 36 tuổi.[/justify]
[justify]Tương truyền, phương thuốc mà hai vị vua nói trên sử dụng rất kỳ quái. Vị thuốc quan trọng nhất mà thầy thuốc họ Đào sử dụng là hồng diên, tức kinh nguyệt. Vị thầy thuốc này cho rằng, hồng diên của các trinh nữ khỏe mạnh, nhất là những cô gái “thấy tháng” đầu tiên, là tốt nhất. Chính vì thế mà Mục tông đã nhiều lần ra lệnh tuyển chọn hàng trăm em gái sắp đến tuổi dậy thì để phục vụ cho việc “luyện thuốc”.[/justify]
[justify]Mất mạng vì tận lực phục vụ giai nhân
Xưa nay Hán Thành đế vẫn bị giới đàn ông ghen tị vì được sở hữu một trong những đại mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đó là Triệu Phi Yến. Ngoài ra, nàng Hợp Đức - em gái của Phi Yến cũng không thoát khỏi tầm ngắm của ông vua này.[/justify]
[justify]Phi Yến và Hợp Đức vừa có nhan sắc tuyệt mỹ vừa có nhu cầu ghê gớm về tình dục. “Phục vụ” được hai mỹ nhân này đã bở hơi tai, vị vua hiếu dâm Hán Thành đế vẫn muốn ngự hạnh nhiều phi tần khác nên không thể tránh khỏi lao lực.[/justify]
[justify]Để có sức “chiến đấu”, hoàng đế phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông ngày đêm gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc. Thế nên ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ.[/justify]
[justify]Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc. Cho nên ở tuổi 45, nhà vua đột tử ngay trong cuộc “mây mưa” với Triệu Hợp Đức. Để có sức “lâm hạnh” Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là Thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó, ngài dùng đến 7 viên, nên mới chết vì quá liều.[/justify]
[justify]Những loại xuân dược kỳ lạ
Ngoài loại thuốc chế từ máu kinh nguyệt của thiếu nữ (mà y học ngày nay đã khẳng định là không có tác dụng trợ dương nào), các thầy thuốc Trung Quốc còn chế ra nhiều thứ xuân dược kỳ lạ.[/justify]
[justify]Trong đó vị thuốc đặc biệt nhất là tinh hoàn hải cẩu và máu của loài chim trĩ kỳ lạ có thể giao phối với nhau từ đầu đến cuối mùa trăng.[/justify]
[justify]Vì là thuốc cho hoàng đế nên những loại xuân dược kể trên đều được chế biến quá cầu kỳ đến nỗi người thường không thể nào “theo” nổi. Tuy nhiên việc chúng có khả năng hỗ trợ xuân sự hay không đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.[/justify]
(Theo Eva.vn)