[size=2]Trước việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất thu phí lưu hành xe máy 500.000-1 triệu đồng và ôtô 20-50 triệu mỗi năm, các chuyên gia cho rằng việc này không hiệu quả mà chỉ thêm gánh nặng cho người dân.[/size] Ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Theo đó, cả ôtô và xe máy đều phải đóng thêm một loại phí gọi là "phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ". Ôtô tùy theo dung tích xilanh sẽ phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm. Với môtô, xe máy tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) phải đóng 500.000 đồng cho xe có dung tích dưới 175 cm3 và 1 triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn.
Ngoài thu phí lưu hành, Bộ cũng đề xuất thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm (buổi sáng là từ 6h đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 19h hằng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ), trong đó miễn thu phí với xe công và xe buýt. Việc thu phí áp dụng tại khu vực nội đô thành phố, thu qua các trạm thu phí ở chiều vào với mức dự kiến là 30.000 đồng một lượt xe ôtô đến 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại. Khu vực thu và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.
GƯơng mặt sáng giá " để ném đá"
Theo Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP HCM, trước hết phải đặt câu hỏi đề xuất thu phí "lưu hành phương tiện giao thông đường bộ" với mục đích gì? Nếu để hạn chế xe cá nhân và giảm ùn tắc giao thông thì không thực tiễn bởi hiện nay tình trạng kẹt xe do rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ vì gia tăng các loại phương tiện.
Theo ông Phúc, nếu chỉ để hạn chế xe cá nhân thì không hiệu quả. "Đa số người dân có thói quen thích đi xe riêng hơn xe công cộng. Nếu thu 1 triệu đồng mỗi năm, tức là mỗi tháng khoảng 80.000 đồng thì tôi nghĩ 99,9% người dân sẵn sàng đóng để được đi xe của mình", ông Phúc nhận định.
Còn việc chỉ thu phí ôtô cá nhân vào nội đô mà không thu tiền xe công là sai luật và bất bình đẳng. Hơn nữa, người sử dụng ôtô là người giàu nên vào trung tâm phải đóng 30.000-50.000 đồng không là gì đối với họ. Họ sẽ vẫn đi xe ôtô chứ không sử dụng phương tiện công cộng. "Như thế Nhà nước chỉ thu được nhiều tiền nhưng không thể đạt được mục tiêu hạn chế xe cá nhân", ông Phúc phân tích.
Cùng quan điểm, luật sư Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM cho rằng, việc thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân và giảm kẹt xe trong thời điểm này là không hợp lý vì tình trạng kẹt xe còn do đường sá chật hẹp, ý thức người tham gia giao thông…
"Người dân đã phải chịu quá nhiều loại phí trong khi giá cả mọi thứ đều tăng cao. Giờ phải đóng thêm phí lưu hành thì chẳng khác nào tăng gánh nặng cho họ", ông Đằng bức xúc.
Cũng theo ông Đằng, giao thông công cộng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân mà cứ muốn hạn chế phương tiện cá nhân là không đúng. "Bộ GTVT thu phí như vậy chẳng khác nào đẩy khó khăn của ngành sang cho người dân gánh hộ. Đó không phải là một giải pháp hay, không thể giảm phương tiện cá nhân và kẹt xe", ông Đằng đánh giá.
Còn tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC) cho rằng, với đặc thù của các đô thị Việt Nam hiện nay nếu chỉ đơn thuần đánh thêm phí lưu hành và phí lưu thông giờ cao điểm thì không thể giảm được xe cá nhân. Đó là loại phương tiện đi lại và làm ăn hiệu quả nhất của người dân. Do vậy có thu phí cũng không cản trở nhu cầu này, mà chỉ là một điều kiện để người dân lựa chọn phương tiện đi lại.
Trong khi đó, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM nhận định, nhà nước thu phí cao chưa chắc người dân từ bỏ phương tiện cá nhân. Họ không có lựa chọn nào khác bởi xe buýt không đáp ứng đủ nhu cầu mà tàu điện ngầm thì còn lâu mới có
Theo Vnexpress.net
3curse3
3curse3