[size=4][/size]
[size=4]Thiếu nước nghiêm trọng "đe dọa" các hồ thủy điện[/size]
[size=4]Thiếu nước nghiêm trọng phá vỡ mọi dự tính[/size]
[size=4]Ông Đặng Hoàng An - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho biết, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đơn vị bán điện cho Việt Nam cũng đã gặp phải hạn hán tương tự và đã tiết giảm 30% sản lượng so với mọi năm.[/size]
[size=4]Trong khi đó, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (chỉ đạt từ 48-56%). Tính đến 31/3/2010, mực nước hầu hết hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009. Cụ thể là Hòa Bình thấp hơn 1,28m, Thác Bà thấp hơn 3,93m, Tuyên Quang thấp hơn 12,98m…[/size]
[size=4]Hiện nay, 20 nhà máy thủy điện có công suất lớn đang phải khống chế sản lượng không vượt quá 50 triệu kWh/ngày, nghĩa là chỉ chạy đầy tải 8 tiếng/ngày, thấp hơn nhiều so với năng lực và so với các năm trước đây để đảm bảo không về mực nước chết quá nhanh trước mùa lũ về, vì nếu chạy cố dưới mực nước chết thì rất nguy hiểm.[/size]
[size=4]Ước tính, năm nay hạn hán làm thiếu hụt 500 triệu KWh điện so với năm ngoái. Điển hình như nhà máy Thủy điện Tuyên Quang (công suất là 342MW) nhưng sản lượng không quá 400.000 kWh/ngày. Thủy điện Sông Ba Hạ (220 MW) khống chế sản lượng khoảng 270.000 kWh/ngày.[/size]
[size=4]Một số nhà máy mới, vừa tích nước từ năm 2009 đến nay mới qua mực nước chết, chưa đủ nước để chạy nghiệm thu 72 giờ như thủy điện Cửa Đạt, Bản Vẽ.[/size]
[size=4]Theo ngành điện, thiếu hụt nước nghiêm trọng đã phá vỡ mọi dự tính. Cụ thể là ngay từ năm 2009, EVN đã lường trước khô hạn nên đã tận dụng chạy các nguồn điện mua, giá cao, hạn chế sử dụng thủy điện. Tuy nhiên, trong khi các mực nước hồ bị thấp như vậy thì tại 3 hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang lại tiếp tục thực hiện xả nước đợt 4 (từ 24-26/3) phục vụ dưỡng lúa vụ Đông Xuân 2009-2010 với khoảng 400 triệu m3 nước.[/size]
[size=4]Mặt khác, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho rằng, việc các nhà máy thủy điện tích nước vào cuối mùa lũ cũng là nguyên nhân không tích đủ nước trong mùa khô…[/size]
[size=4]Tiết kiệm điện là tiết kiệm tài nguyên[/size]
[size=4]Bà Nguyễn Lan Châu - Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, cùng với tình trạng dòng chảy phía Trung Quốc bị cạn kiệt do tác động của El Nino trong mùa khô này, hoạt động của các nhà máy thủy điện phía Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn mức độ cạn kiệt, thiếu nước trên phần lưu vực thuộc phía Việt Nam.[/size]
[size=4]Trong khi đó, El Nino tiếp tục hoạt động đến tháng 5 năm nay, làm nhiệt độ tăng cao hơn mọi năm, lượng mưa tiếp tục thấp hơn trung bình nhiều năm, dòng chảy trên các sông ở Bắc Bộ tiếp tục ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 30-50%, lũ tiểu mãn năm 2010 thuộc loại nhỏ và có khả năng sẽ về muộn, ảnh hưởng tới việc cung cấp điện.[/size]
[size=4]Để chống đỡ với thiên tai này, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị Bộ Công Thương về tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cấp điện mùa khô, lãnh đạo EVN cho biết đang tăng cường theo dõi sát biểu đồ phụ tải, tình hình khí tượng thủy văn, huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn chạy dầu FO, DO có giá thành rất cao (đến 4000-5000 đồng/kWh), các nguồn nhiệt điện…[/size]
[size=4]Đồng thời, EVN cũng kêu gọi việc tiết kiệm điện. Đáng chú ý, thống kê của ngành điện những tháng gần đây cho thấy, các nhà máy xi măng, thép là những khách hàng sử dụng điện rất lớn bởi nằm mùa cao điểm của ngành xây dựng. Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn chiếu sáng công cộng và cả ý thức của người dân cũng chưa thực sự tiết kiệm.[/size]
[size=4]“Không phải là thiếu điện mới tiết kiệm mà cần làm thường xuyên vì đó là cách để tiết kiệm tài nguyên nước, than, dầu… cho đất nước vốn có hạn. Nếu chúng ta quán triệt thống nhất đây là việc chung của đất nước thì mới giảm sức ép cho mùa khô” - lãnh đạo EVN khẳng định.[/size]