[justify]Trung Quốc đã bỏ ra 1,2 tỷ USD để tổ chức Asiad 16.[/justify] |
[justify]Nói ngành thể thao thiếu tiền hình như là nói liều. Bởi bất chấp tình hình kinh tế đang khó khăn, bất chấp ngành nhiều tiền nhất như ngân hàng cũng đang phải thu gọn, sắp xếp lại quy mô, ngành thể thao Việt Nam hoan hỉ tuyên bố họ đã lọt vào vòng chung kết tranh chấp đăng cai đại hội Thể thao châu Á năm 2019 – Asiad 18 và đang nỗ lực hết mình để đả bại các đối thủ.[/justify]
[justify]Nếu chỉ nói chuyện đăng cai khơi khơi, người ta sẽ khó hình dung ra tầm vóc của một đại hội thể thao mà trong suốt 18 năm qua, sau khi Thái Lan được nhận quyền đăng cai thì chưa nước nào ở khu vực Đông Nam Á dám nhận. Kinh phí tổ chức Asiad 16 năm 2010 ở Quảng Châu – Trung Quốc vừa rồi là 1,2 tỉ USD. Để giành quyền đăng cai Asiad 2019, Đài Loan đã “ra giá” họ sẽ chi 700 triệu USD. Trong khi đó, phía uỷ ban Olympic Việt Nam lại thông báo rằng “dự trù chỉ khoảng” 120 triệu USD cho lần đăng cai này. Tuy nhiên, điều thuận lợi của Việt Nam là “nhận được sự đồng thuận” và lợi thế sẽ được ưu ái khi là nước Đông Nam Á mạnh dạn nhận đăng cai.[/justify]
[justify]Những người ở ngành thể thao gọi đó là tin vui bởi 120 triệu USD, tròm trèm 2.520 tỉ đồng (tất nhiên chỉ mới là dự kiến ban đầu) trong đó sẽ lấy nguồn thu ngân sách nhà nước là chủ yếu là quá rẻ.[/justify]
[justify]Bỏ qua việc dự kiến ban đầu và kết toán cuối cùng bao giờ cũng là một trời một vực bởi thủ thuật xin thêm ngân sách với hàng tá lý do, thì nhìn lại hàng loạt công trình đầu tư của ngành thể thao mà họ đã từng lấy từ ngân sách để xây dựng, để rồi bỏ phế hoặc sử dụng kém hiệu quả mới thấy ngành thể thao không hề nghèo.[/justify]
[justify]SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam năm 2003, trung tâm báo chí tại Hà Nội được xây dựng và trang bị nhanh như chảo chớp trên diện tích hơn 6.000m2 ở trung tâm triển lãm Giảng Võ cùng rất nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để rồi cũng “mất tích” không để lại dấu vết sau SEA Games. Trung tâm báo chí thứ hai ở TP.HCM được xây dựng ở số 3 Phan Văn Đạt (quận 1) đã được ký hợp đồng cho công ty Thiên Hà thuê để biến thành nhà hàng, khách sạn.[/justify]
[justify]Mỹ Đình biến thành sân golf[/justify] |
[justify]“Trái tim” của SEA Games 22, sân vận động Mỹ Đình, đã đầy vết nứt dọc ngang ngay khi chưa cắt băng khánh thành. Hiện nay, các đội bóng đều chọn sân Hàng Đẫy, một sân vận động được xây dựng từ thời Pháp, để thi đấu chứ chẳng thèm mướn sân Mỹ Đình. Một năm sân vận động quốc gia này không có quá mười trận đấu bóng đá đỉnh cao nên “chia lô” để người ta mướn tập đánh golf.[/justify]
[justify]Nhà thi đấu Phú Thọ được xây dựng lên đến cả trăm tỉ đồng đến giờ cũng chẳng mấy khi mở cửa đón sự kiện thể thao nào rầm rộ. Sân bóng chuyền bãi biển, được ngành thể thao Việt Nam chọn địa điểm để làm ở Nam Định dù thi đấu giữa tháng 12.2003 rét mướt, cũng không để lại dấu vết…[/justify]
[justify]Mới hơn, ở Indoor Games 2009 mà ngành thể thao Việt Nam cũng “tự hào” được đăng cai, cung điền kinh trong nhà được xây dựng ở Hà Nội với tròm trèm 500 tỉ đồng. Ngay sau khi đại hội kết thúc, sân điền kinh này đã được phá, dỡ ra và rồi thay vào đó là vài sân quần vợt cho đỡ phí.[/justify]
[justify]Nếu được đăng cai Asiad 2019 lần này, theo tính toán của ngành thể thao, họ sẽ chi ra ít nhất 72 triệu USD (vào khoảng 1.512 tỉ đồng) để xây mới các địa điểm thi đấu phục vụ cho các môn bóng bầu dục, bóng chày, hockey…, toàn những môn lạ hoắc với người dân Việt Nam. Và vì nó quá lạ nên tương lai của các sân này cũng đã được dự báo trước, là sẽ khó tồn tại chẳng khác sân điền kinh trong nhà đã được xây.[/justify]
[justify]Nguyễn Thị Nụ với chiếc HCB SEA Games 24 và Nụ đang nhổ cỏ sân chiều 13/6/2011. Đây là vụ việc khiến người hâm mộ bức xúc với các nhà lãnh đạo thể thao Việt Nam[/justify] |
[justify]Quên chuyện vận động viên phải đi nhổ cỏ để kiếm cái ăn, quên chuyện vận động viên bỏ trốn khi khoác áo đội tuyển chỉ để làm lao động chân tay, quên luôn chuyện các tài năng phải sống ở gầm sân vận động đi! Chi từng ấy tiền chỉ để giành được quyền đăng cai từ các quốc gia giàu có hơn, chi bộn bạc chỉ để xây xong rồi bỏ hoặc chẳng thèm sử dụng đến…, ai giàu bằng ngành thể thao Việt Nam nào?[/justify]
Theo Sài Gòn Tiếp Thị