Trụ - 28 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc, làm nghề "xe dịch vụ" ở đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội cho biết: "Đừng tưởng chỉ có khách "sộp" mới yêu cầu "đào" có học thức, văn hóa. Nhiều quý ông sau khi đi liên hoan, liền rủ nhau ra đây xả stress và yêu cầu từ 5 - 7 đào là sinh viên để phục vụ. Gì chứ việc làm thẻ sinh viên giả đơn giản lắm. Chỉ cần có cái ảnh chân dung 3x4 là 15 phút sau thành sinh viên xịn rồi, trường nào cũng được. Miễn có thẻ là được, vì đến lúc ấy, khách cũng chả để ý gì đâu, chỉ biết đấy là thẻ sinh viên".
Chị Khuyên - bán hàng nước gần bến xe Giáp Bát cho biết: "Ngoài việc ăn mặc giản dị, hiền lành, có mang cặp sách cho giống sinh viên thực thụ thì nhiều “đào" quanh khu vực này còn rủ nhau đi làm thẻ sinh viên "hội đồng" với nhau. Không hiểu họ lấy đâu ra cả dấu đỏ. Nhìn họ đứng đợi khách ở đây, có đàn ông đi xe chầm chậm là lao ra, trình bày là nhà nghèo, kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống sinh viên mà tôi phì cười. Nhiều quý ông bị lừa ngọt".
Tuấn Minh - một thiếu gia có số má ở phố Lê Trực, Hà Nội cho biết: "Với những người sành sỏi thì việc nhìn ra đấy có phải là sinh viên thật giả hay cũng dễ thôi. Thường thì những sinh viên thật có vẻ non tơ, không từng trải bằng những đào chuyên nghiệp. Nếu không cách tốt nhất là… đối thoại. Ví dụ như học lớp nào, khoa gì. Có lần tôi đứng nói chuyện với hai đào ở đường Kim Liên mới thì các em ấy bảo một người đang học khoa Sử, trường đại học Bách Khoa, một người học khoa Văn hóa, trường đại học Xây dựng. Nói chung, là bắt bài dễ lắm, nhất là những em hay nói dối, đến câu thứ 2 là lòi… đuôi chuột".
Long - bạn của Tuấn Minh đỡ lời: "Kể cả khi những thông tin mà các em đưa ra chính xác, thì cũng phải cảnh giác. Vì biết đâu có thể các đào chơi hoặc ở cùng phòng với sinh viên nên biết những thông tin về trường, lớp. Có lần tôi gặp một cô gái giới thiệu là sinh viên trường đại học Mở Hà Nội, đúng khoa và trường tôi học, tuy nhiên khi hỏi đến thầy cô nào, "đào" cũng lắc đầu bảo không biết… Tôi "bắt bài" ngay".
Chuyện "nguy hiểm" mà Long kể là có lần bạn của cậu gặp một đào tự xưng là sinh viên trường đại học Công đoàn, vì bố mẹ bị bệnh, em còn nhỏ nên "đành lòng" đi khách như thế này. Cậu bạn đó đưa cô ta đi ăn, rồi đưa vào một nhà nghỉ trên phố Vọng, Hà Nội. Tỉnh dậy, cậu ta thấy cô sinh viên "rởm" biến mất cùng toàn bộ ví tiền và chìa khóa xe máy… Vì xấu hổ, cậu ta không dám báo công an, chỉ biết kể cho hội bạn thân để rút kinh nghiệm…
Không màng tới tương laiVới lý do có "cầu ắt có cung" nên nhiều cô gái đã cố tình làm mọi cách để mang cái mác "sinh viên", nhằm phục vụ khách làng chơi. Trong khi nhiều người khác vất vả lao động, đổ mồ hôi để mưu sinh nuôi sống gia đình thì nhiều cô gái sẵn sàng dùng "vốn tự có" để kiếm tiền mà không màng tới tương lai. |
Bảo Quyên