Tin tức - pháp luật 2011-09-11 16:09:43

Thế giới “hàng nóng” của đại ca học đường


từ hàng nóng “đẳng cấp”

Những loại hàng nóng “nóng” hơn như kiếm Nhật, phớ, kiếm ống, mã tấu,…thì thường được dân “anh chị” có máu mặt dùng cho những trận chiến chứng tỏ đẳng cấp. Khi đã thực sự nghênh chiến, các “đại ca” sẽ không chút nương nhẹ mà “xuống tay” để chứng tỏ “bản lĩnh” của mình. Chính vì vậy mà “đồ” càng sắc, càng “ngon” thì càng có lợi cho chủ nhân.

Các “đại ca” thường chọn lựa rất kỹ với những loại hàng này, để mua được cũng khó khăn hơn nhiều so với các loại hàng “phổ thông” kia. Tại Hà Nôi, khu chợ sắt thép Hà Đông và khu dao kéo Nguyễn Khuyến, một vài địa điểm tại khu hàng Sắt, Lò Rèn là những địa điểm các dân “anh chị” thường lui tới kiếm “hàng”.

Các loại dao bấm, dao gấp được rao bán tràn lan trên mạng


Dĩ nhiên, các loại “hàng nóng” không được bày bán công khai mà chỉ những “khách quen” mới được chủ quán tận tình “show hàng”. Các loại phớ (một loại dao dài đầu vuông) dài tầm 40 đến 50 cm, kiếm ống (loại biến tấu từ kiếm Nhật được ưa chuộng vì dễ ngụy trang, lúc đút vào vỏ thì chỉ là một thanh sắt tròn bình thường dài khoảng 40cm nhưng khi tuốt vỏ lắp đặt nó dài khoảng 70cm), mã tấu,…. thường có giá dao động từ khoảng vài trăm đến tiền triệu. Các loại hàng này đa phần được nhập lậu từ Trung Quốc.







đến hàng nóng “bình dân”

Trong trường học, hiện tượng các học sinh cá biệt bày trò nghịch ngợm, quậy phá, đánh nhau không phải là chuyện lạ. Khi không thể hiện được bản thân trong học tập thì những học sinh này thường cố “gây chú ý” bằng cách bắt nạt những bạn học giỏi, yếu sức hơn.

Thông thường, các thành phần có “máu mặt” này thường lập bang, nhóm nhằm khẳng định tên tuổi, “số má”. Các vụ ẩu đả của các “đại ca” ít khi diễn ra chỉ giữa hai “diễn viên chính” mà thường kéo theo cả hội, bang, các “đồng minh”, các “đệ” với đầy đủ hung khí trong tay.

Hung khí của một nhóm học sinh bị công an thu giữ (Nguồn ảnh: Lao Động)


Một học sinh cá biệt “có tiếng” trong giới học đường Hà Thành từng tham gia nhiều trận hỗn chiến khẳng định: Nếu chỉ chiến (đánh nhau) bột phát _nghĩa là mâu thuẫn rồi đánh nhau luôn mà không có sự chuẩn bị thì mới không dùng “đồ” (từ lóng được giới học sinh cá biệt dùng để chỉ các loại hung khí như: dao, kiếm, ống tuyp, mã tấu, phớ,…- PV), chứ nếu đã lên lịch “nói chuyện” thì chắc chắn không thể thiếu hàng nóng.

“Khi rút đồ ra nghênh chiến, đồ của mình mà “sáng loáng”, “ngon” hơn đồ của đối phương thì cũng đã đủ để thể hiện được cái uy rồi. Vì vậy mà các “đại ca chính hiệu” thường rất chú trọng việc trang bị vũ khí trước khi “chiến””. Học sinh này tiết lộ thêm.

Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng tính từ đầu năm 2011 đến nay, có thể thấy các vụ đánh nhau của học sinh có sử dụng hung khí trên địa bàn cả nước đang ngày càng tăng. Quả thật, những vụ việc học sinh ngang nhiên vác dao, kiếm chém nhau trong sân trường, đuổi chém nhau náo loạn cả khu phố hay thậm chí chém cả thầy giáo đang tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)