[size=2]Nhìn ngang nhìn dọc một hồi, “thầy” mò vào túi lấy đôi dép mang vào chân. “Thầy” đi như chạy rồi vô tư cởi nguyên bộ đồ màu vàng giữa đường, phía trong là một bộ đồ màu trắng. Rồi “thầy” đón một xe buýt ra hướng Thủ Đức- TPHCM. Vừa bước lên xe, thầy tiếp tục lột bộ đồ màu trắng, biến thành một gã trung niên [/size]
[size=2]“Kít!”. Chiếc xe gắn máy đang chạy nhanh bỗng thắng gấp. Một phụ nữ xuống xe, rút ví lấy 20.000 đồng rồi kính cẩn dâng cho một người đàn ông ngoài 40 tuổi, mặc chiếc áo nhà sư vàng rực đang “khất thực” trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 - TPHCM. Giữa cơn mưa lâm râm sáng 24-7, ai đi trên đường Nguyễn Trãi cũng mềm lòng trước hình ảnh của “thầy”. Nhón chân bước một cách vô hồn trên đường, tay “thầy” cầm bình bát chìa ra để thiên hạ biếu tiền, còn miệng thì lẩm bẩm liên hồi, ra vẻ như đang tụng niệm kinh Phật.[/size]
[size=2]Lột bộ cà sa màu vàng, "thầy" xuất hiện trong bộ đồ màu trắng[/size]
[size=5]Hiện nguyên hình qua hai lớp áo [/size]
Khi cơn mưa trở nên nặng hạt, trên đường phố, người người lo chạy trú mưa, chẳng còn ai quan tâm đến “thầy”. Tức thì, “thầy” chuyển hướng vào chợ Xã Tây. Khu chợ đang lúc đông nghẹt. “Thầy” lách đi giữa hàng trăm người. Mặc cho người ta ồn ào mua bán trả giá, “thầy” vẫn lẩm bẩm “tụng niệm”. Đầu “thầy” hơi cúi xuống, mắt thỉnh thoảng liếc xéo ngược lên xem ai chuẩn bị rút ví trả tiền mua hàng thì lập tức tiến đến.
Hơn một giờ, “thầy” đảo lên đảo xuống 4 lần dọc chiều dài khu chợ. Đột ngột thấy một bà cụ đeo chuỗi hạt trên cổ đang trả giá ở hàng thịt, “thầy” liền xông đến đứng trân trân chờ đợi. Bà cụ quay lại, la toáng lên: “Tu thiệt hay tu giả mà đứng tụng kinh giữa hai hàng thịt đầy máu me như vậy hả?”. Ai nghe tiếng quát của bà cũng quay lại nhìn “thầy”. Bị “tấn công” đột xuất, “thầy” đành lủi thủi ra đường.
[size=2]10 giờ, cơn mưa vừa tạnh, đang bước chậm rãi trên đường Châu Văn Liêm, nhìn ngang nhìn dọc một hồi, bỗng “thầy” mò vào chiếc túi màu vàng lấy đôi dép mang vào chân. “Thầy” đi như chạy rồi vô tư cởi nguyên bộ đồ màu vàng giữa đường, phía trong là một bộ đồ màu trắng. Rồi “thầy” đón một xe buýt ra hướng Thủ Đức. Tôi lập tức bám theo. Vừa bước lên xe, thầy tiếp tục lột bộ đồ màu trắng. Lúc này “thầy”… hiện nguyên hình là một gã trung niên với chiếc quần màu nâu và chiếc áo thun màu trắng kẻ sọc. Thầy lại mò vào túi lần nữa, lấy chiếc mũ đội lên đầu và lấy đôi kính đeo vào mắt. [/size]
[size=2]Qua cầu Bình Triệu, “thầy” xuống xe rồi vào tiệm thuốc tây Ánh Phương trên Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, để đổi tiền lẻ lấy tiền chẵn. Nhân viên tiệm thuốc tây dường như đã quá quen mặt nên chẳng nói chẳng rằng nhận số bạc lẻ từ tay “thầy” rồi đưa lại những tờ 50.000 đồng. Lúc “thầy” vừa rời tiệm thuốc tây, một anh xe ôm đã chờ sẵn chở “thầy” về dãy phòng trọ của căn nhà 46, đường số 4, khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh. [/size]
[size=2]Người đàn ông giả dạng thầy chùa này được cánh xe ôm ở đây gọi thân mật là ông Tư. Hơn 4 năm nay, ngày nào ông Tư cũng thức dậy từ 5 giờ đón chuyến xe buýt tuyến số 8 chạy lượt đầu tiên vào TP. Khi đi, ông Tư mặc bộ đồ nhà sư màu vàng, nhưng trưa về thì thong thả với chiếc áo thun và chiếc mũ rộng vành trên đầu. [/size]
[size=2] [/size]
[size=2]"Thầy" Tư đang khuất thực trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 [/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Lột bộ cà sa màu vàng, "thầy" xuất hiện trong bộ đồ màu trắng [/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Lột tiếp bộ đồ màu trắng, "thầy" hiện nguyên hình một gã trung niên, áo thun mũ vải ung dung ngồi xe buýt trở về xóm trọ ở Thủ Đức [/size]
[size=5]Sống khỏe nhờ “khất thực”[/size]
“Nhức mắt quá, ông đăng báo cho công an bắt hết bọn họ đi. Ở đây không chỉ có ông Tư mà có nguyên một nhóm hơn 20 người chuyên giả dạng thầy chùa đi lừa tiền thiên hạ” - anh Hoàn, một người dân sống gần cầu Bình Triệu, tỏ vẻ bất bình. Theo chỉ dẫn của anh, 5 giờ, tôi ra chỗ đón xe buýt trên Quốc lộ 13, đoạn gần cầu Bình Triệu, để chờ đám người giả dạng thầy chùa này. Một lúc sau, từ đường số 16, khu phố 3, hàng chục người đàn ông, đàn bà tuổi từ 30-60 lũ lượt kéo ra. Ai cũng mặc bộ đồ màu xám, đội mũ rộng vành, tay cầm bịch đồ lớn. Vừa bước lên xe buýt, một số người liền khoác chiếc áo màu vàng và cất mũ đi để lộ cái đầu trọc lóc. Một số khác xuống Bến xe Miền Đông đón xe buýt tuyến khác rồi mới cải trang.
- anh Hoàn, một người dân sống gần cầu Bình Triệu, tỏ vẻ bất bình. Theo chỉ dẫn của anh, 5 giờ, tôi ra chỗ đón xe buýt trên Quốc lộ 13, đoạn gần cầu Bình Triệu, để chờ đám người giả dạng thầy chùa này. Một lúc sau, từ đường số 16, khu phố 3, hàng chục người đàn ông, đàn bà tuổi từ 30-60 lũ lượt kéo ra. Ai cũng mặc bộ đồ màu xám, đội mũ rộng vành, tay cầm bịch đồ lớn. Vừa bước lên xe buýt, một số người liền khoác chiếc áo màu vàng và cất mũ đi để lộ cái đầu trọc lóc. Một số khác xuống Bến xe Miền Đông đón xe buýt tuyến khác rồi mới cải trang.
[size=2]Trong đám giả dạng này, tôi nhận ra người đàn bà ngụ tại phòng 1, thuộc dãy phòng trọ đầu hẻm 87, đường 16, khu phố 3. Đây là nhân vật mà Báo Người Lao Động từng ghi hình trong loạt phóng sự ảnh 5 giờ theo chân một người ăn xin. Địa bàn hoạt động chủ yếu của bà là khu Thanh Đa, Hàng Xanh. Với dáng người gầy gò, khuôn mặt xương xẩu, khi “khất thực” bà ra vẻ rất “khổ hạnh”. Vì vậy, bà nổi tiếng là người kiếm được nhiều tiền nhất trong xóm sư giả. [/size]
[size=2]Theo lời anh Hoàn, nghề giả dạng thầy chùa bùng phát ở phường Hiệp Bình Chánh cách nay hơn 9 năm. Nhiều người đã sắm xe gắn máy đời mới, đổi điện thoại di động xịn… nhờ đi “khất thực” như trường hợp bà Dung ở đường 13, khu phố 3. Có người thấy “nghề” này sướng quá nên rủ con cái cùng cạo trọc đầu để “khất thực” luôn như trường hợp hai mẹ con trọ ở đường 13, khu phố 3… Cứ thế, xóm sư giả tồn tại và lan rộng như một loại dịch bệnh không thể ngăn chặn. [/size]
[size=2]Theo lời anh Hoàn, nghề giả dạng thầy chùa bùng phát ở phường Hiệp Bình Chánh cách nay hơn 9 năm. Nhiều người đã sắm xe gắn máy đời mới, đổi điện thoại di động xịn… nhờ đi “khất thực” như trường hợp bà Dung ở đường 13, khu phố 3. Có người thấy “nghề” này sướng quá nên rủ con cái cùng cạo trọc đầu để “khất thực” luôn như trường hợp hai mẹ con trọ ở đường 13, khu phố 3… Cứ thế, xóm sư giả tồn tại và lan rộng như một loại dịch bệnh không thể ngăn chặn. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]và hiện nguyên hình trở về xóm sư giả cạnh cầu Bình Triệu[/size]
[size=5]Giả dạng ni cô đi quyên góp[/size]
[size=2]Tại khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức còn xuất hiện một nhóm phụ nữ để nguyên tóc, trùm đầu, măc áo ni cô màu xám. Nhóm người này chia thành từng cặp rồi phóng xe máy vào trung tâm TP để lừa tiền bằng cách mượn danh nghĩa là người của chùa đi nhận quyên góp. Quán cà phê Hằng nằm đối diện số nhà 55, đường 16, khu phố 3 là nơi họ đến để “hóa kiếp” thành ni cô. 7 giờ 30 phút ngày 24-7, tôi chứng kiến 6 phụ nữ, ăn mặc bình thường, tuổi chừng 25-40, đi trên 4 chiếc xe gắn máy dừng trước quán này. Họ nói gì đó với bà chủ quán tên Hằng rồi đi vào sâu trong quán. 15 phút sau, họ trở ra với trang phục ni cô và vội vã phóng xe về phía cầu Bình Triệu. [/size]
[size=2]Chị Phạm Thị Hồng Hạnh, chủ sạp vải ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, cho biết gần đây nhóm ni cô này đã vào chợ để lừa tiền. Trước khi thuyết phục chị, các “ni cô” lật quyển sổ ghi chi chít tên của những người từng quyên góp để làm bằng chứng. Sau đó, các “ni cô” chìa ra những tấm hình trẻ con và bảo đó là những đứa trẻ mồ côi mà nhà chùa đang chăm sóc nhưng không đủ tiền nên phải đi quyên góp. Tuy nhiên, khi chị Hạnh hỏi số điện thoại của chùa để gọi kiểm chứng thì nhóm “ni cô” này chuồn thẳng. [/size]
[size=2]Chị Phạm Thị Hồng Hạnh, chủ sạp vải ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, cho biết gần đây nhóm ni cô này đã vào chợ để lừa tiền. Trước khi thuyết phục chị, các “ni cô” lật quyển sổ ghi chi chít tên của những người từng quyên góp để làm bằng chứng. Sau đó, các “ni cô” chìa ra những tấm hình trẻ con và bảo đó là những đứa trẻ mồ côi mà nhà chùa đang chăm sóc nhưng không đủ tiền nên phải đi quyên góp. Tuy nhiên, khi chị Hạnh hỏi số điện thoại của chùa để gọi kiểm chứng thì nhóm “ni cô” này chuồn thẳng. [/size]
[size=5] Đủ ngón ăn chơi[/size]
[size=2]Lúc đi “khất thực”, các “thầy” trông đầy vẻ nghiêm trang, khổ hạnh. Song, khi về nơi trú ngụ, các “thầy” khiến nhiều người phải ngán ngẩm, nhức nhối vì cách sống giang hồ trác táng với các ngón cờ bạc đỏ đen, bia bọt, gái gú…[/size]
[size=2]Mới 6 giờ, quán cà phê cóc trên đường Châu Văn Liêm, quận 5- TPHCM đã đón tiếp những vị khách đặc biệt. Đó là những “nhà sư” mặc áo vàng, đi chân đất đến từ phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức - TPHCM. Các “thầy” đang thư giãn, nạp năng lượng chuẩn bị cho một ngày “làm ăn” hứa hẹn bội thu. Ai tập thể dục buổi sáng hay có việc phải đi ngang quán cà phê này khi nhìn vào đều buồn cười: Một nhóm 4-5 “thầy” ngồi bắt chéo chân, uống cà phê, phì phèo thuốc lá nhả khói nghi ngút… [/size]
[size=2][/size]
Thư giãn, “nạp năng lượng” trước khi đi “khất thực” trên đường Châu Văn Liêm, quận 5
[size=5]Sống như giang hồ [/size]
[size=2]Sau cữ cà phê sáng, các “thầy” phân chia địa bàn, rồi tỏa đi “khất thực” trên các tuyến đường thuộc quận 5. Bám chân một “thầy” tuổi ngoài 40, chẳng bao lâu tôi đã chứng kiến cảnh ông ta thoát bỏ hình ảnh một vị sư nghiêm trang, khổ hạnh đi “khất thực”: Lẩm bẩm, lép nhép miệng như tụng niệm kinh Phật một hồi, có lẽ thấy buồn miệng nên “thầy” dừng lại, rút từ túi ra một gói thuốc lá rồi vô tư châm hút giữa dòng người qua lại! Chưa hết, gần trưa, khi đến một đoạn đường có “lô cốt” chắn giữa, chẳng thèm ngó trước trông sau, “thầy” hồn nhiên [size=5]đứng tè[/size] giữa đường! [/size]
[size=2]Khi theo chân các “thầy” về xóm sư giả ở chân cầu Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, vừa nhắc đến họ, chị H., thường bán sữa đậu nành trên đường 16, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, lắc đầu: “Chị từng ở trọ bên cạnh phòng những người giả dạng nhà sư này. Kinh hoàng lắm em ơi! Đi về, bọn họ đem tiền ra so với nhau. Người nào kiếm được ít thì chửi rủa xối xả, thậm chí còn đòi ném gạch, đá, lựu đạn vào nhà những ai không chịu cho họ tiền!”. [/size]
[size=2]Người dân địa phương cho biết hầu hết những sư giả dạng trú ngụ tại phường Hiệp Bình Chánh là người từ các tỉnh khác đến. Nhiều người dân tại đây phải ngán ngẩm trước cách kiếm tiền lừa bịp và lối sống giang hồ khi nhắc đến các “thầy”. Nhân viên của một tiệm thuốc tây trên Quốc lộ 13, đoạn gần nơi các “thầy” trú ngụ - chỗ mà nhóm sư giả dạng thường ghé đổi tiền lẻ lấy tiền chẵn sau mỗi lần đi “khất thực”, lo ngại: “Ớn lắm, đừng hỏi về đám người này, chúng tôi không dám nói đâu!”. [/size]
[size=5]Bác thằng bần [/size]
[size=2]Mới đây, sáng sớm tôi đã có mặt tại xóm sư giả để mục kích cảnh các “thầy” chuẩn bị đi “làm ăn” và quyết định bám theo một gã tên Huề. Ăn sáng ở một quán cóc trên Quốc lộ 13 xong, ông Huề vác túi đi bộ qua cầu Bình Triệu. Vừa vào Bến xe Miền Đông, nhân lúc chiếc xe buýt tuyến 24 chưa có khách, ông Huề lập tức leo lên xe bỏ mũ ra, chớp nhoáng khoác chiếc áo nhà sư màu nâu. Tiếp đó, “thầy” Huề xuống xe này, nhảy sang một chiếc xe buýt tuyến 64. Vừa lên xe, “thầy” lại mặc tiếp chiếc áo màu vàng. Rồi xe lăn bánh đưa thầy đi “khất thực”. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]và vô tư tè giữa đường[/size]
Nhắc đến “thầy” Huề, anh Hoàn, một người dân sống gần cầu Bình Triệu, so vai rụt cổ: “Ông này thì tôi bái luôn, đi xin được bao nhiêu tiền là đánh đề hết. Đánh cháy túi lại đi xin tiếp”. Anh Hoàn cho biết thêm, bà Lan, vợ ông Huề, cũng là một “ma đề”. Giống như chồng, bà Lan cũng cạo trọc đầu, khoác áo nhà chùa đi “khất thực” để kiếm tiền chơi đề. Cách nay không lâu, bà Lan đã mất vì bệnh.
[size=2]Khét tiếng nhất về ngón đề đóm, bài bạc ở xóm sư giả này phải kể đến Hùng (tức Hùng Đại Dương). Khi tôi vào khu phố 3, vừa hỏi thăm chỗ ở của Hùng Đại Dương, một anh chạy xe ôm nhìn tôi dò xét: “Ông tìm nó đòi nợ hả? Thằng đó chạy xuống khu ga Sóng Thần để trốn nợ rồi”. Theo người dân ở khu phố 3, Hùng Đại Dương tuổi ngoài 30, có vợ và 2 con. Từ sáng đến trưa Hùng đi “khất thực”, thời gian còn lại gã lao vào đánh đề hoặc chúi mũi vào sòng bài. Tiền “khất thực” không đủ để nướng vào trò đỏ đen, Hùng vay mượn cho thỏa cơn khát cờ bạc. Lãi mẹ đẻ lãi con, Hùng phải chuyển cả gia đình khỏi khu phố này để lánh nợ. [/size]
[size=5]Đàn đúm đi bia bọt, gái gú [/size]
[size=2]Chị Ngô Hồ Thị Trang, 39 tuổi, lúc trước bán vé số ở khu vực cầu Bình Triệu, hiện đang sống tại phường 12, quận Gò Vấp - TPHCM, tỏ ra am hiểu: “Tôi lạ gì những người này, đi “khất thực” trông đầy vẻ “khổ hạnh” vậy đó, nhưng tối về lại đàn đúm rủ nhau đi bia bọt, gái gú”. [/size]
[size=2]Theo chỉ dẫn của chị Trang, khoảng 23 giờ ngày 24-7, tôi đến cầu Bình Triệu chờ. Dưới ánh đèn đường tờ mờ, tôi phát hiện từ hướng xóm sư giả có 2 người đàn ông đi trên 2 chiếc xe máy tấp vào chỗ những cô gái ăn sương đang đứng. Lúc 2 chiếc mũ bảo hiểm được 2 người này lấy ra, tôi không nhịn được, phải bật cười vì thấy 2 cái đầu trọc lóc. Sau một hồi thỏa thuận, mỗi người chở một “em” phóng nhanh và mất hút trong con hẻm gần Bến xe Miền Đông. [/size]
[size=2]Cánh xe ôm ở khu vực cầu Bình Triệu khẳng định không ít lần vào giữa khuya họ chứng kiến những gã sư giả cưỡi xe máy đi ra từ khu phố 3 rồi lượn lên cầu Bình Triệu để “bắt gà”. Những câu chuyện về các ngón ăn chơi của những người giả dạng nhà sư mà tôi nghe cứ ngày một nhiều thêm và nhức nhối hơn. [/size]
[size=5]Tự sắm “đồ nghề”[/size]
Theo người dân ở khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, cách nay 9 năm, khi phong trào giả dạng nhà sư đi “khất thực” xin tiền vừa bùng phát, có một người đàn ông tên Phong ở địa phương mở hẳn dịch vụ cho thuê đồ nhà sư, gồm quần áo, bình bát, túi xách… Sau khi ông Phong giải nghệ, dịch vụ cho thuê “đồ nghề” giả dạng nhà sư cũng đóng cửa.
[size=2]Hiện, các “thầy” tự trang bị “đồ nghề” bằng cách mua vải, thường là ở chợ Bà Chiểu, về đặt may. Ngoài ra, lợi dụng việc một số chùa có bán đồ nhà sư may sẵn cùng các vật dụng liên quan, nhiều kẻ xấu đã đến mua để giả dạng hành nghề xin tiền.
[size=4]CÁC BẠN NGHĨ SAO VỀ TỆ NẠN NÀY? :|[/size]
[/size]