Tháp nghiêng Pisa là biểu tượng của thành phố Pisa và của đất nước Italia. Năm 1987, cùng với Nhà thờ lớn, Lễ đường rửa tội, khu nghĩa trang gần kề, tháp nghiêng Pisa đã được tố chức UNESCO chọn là Di sản thế giới. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, tháp nghiêng Pisa liên tục "chao đảo" trong suốt 840 năm kể từ ngày khởi công đầu tiên.
Tháp nghiêng Pisa
Tháp nghiêng Pisa nằm trên Quảng trường kỳ tích phía bắc thành phố Pisa, Italia. Trên thực tế, tòa tháp huyền thoại này đã bắt đầu nghiêng từ những năm 1173, khi mới chỉ vẻn vẹn 3 tầng được xây. Nguyên nhân được cho là vật liệu làm móng của tháp có mật độ không ổn định. Vì lý do này mà tháp bị nghiêng về phía Bắc. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ những ngày đầu, các nhân công đã quyết định "bù" lại độ nghiêng của tháp bằng cách xây cột và mái vòm ở tầng 3 cao hơn một chút về phía bị nghiêng. Tầng thứ 4 của tháp nghiêng Pisa cũng được xây dựng ngay sau đó.
Từ năm 1173 trở đi, tháp nghiêng Pisa vẫn lắc lư trong suốt 100 năm. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở đó, khi mà móng tháp bị xẹp xuống không đồng đều. Vào năm 1272, tháp Pisa thậm chí còn "nghiêng về phía nam". Một lần nữa, các kỹ sư lại quyết định "bổn cũ soạn lại" – xây dựng tầng thứ 5 để bù độ nghiêng của tháp. Sau 1 thời gian cải tạo, đến năm 1278, công trường xây dựng tháp Pisa lại bị bỏ dang dở với chỉ 7 tầng xây xong.
Đầu thế kỉ 14 là thời kì mà tháp nghiêng Pisa đã thật sự đứng giữa ranh giới "kì quan" và "phế liệu". Thấp 1 lần nữa lại chao đảo và lần này độ nghiêng đã đạt tới mức báo động đỏ. Có lẽ vì tiếc công sức trong 300 năm vừa qua nên các kiến trúc sư quyết tâm cải tổ lần cuối cùng tháp nghiêng Pisa. Dự án sau cùng cũng được hoàn thiện vào giữa năm 1360 – 1370, với việc bổ sung thêm chiếc chuông khổng lồ trên tầng 8 tháp nghiêng Pisa.
Tưởng như tháp nghiêng Pisa có thể đi vào hoạt động ổn định sau khi hoàn thiện. tuy nhiên cho đến cuối thế kỉ 16, sau sự kiện Galileo Gallilei thả viên đạn đại bác từ đỉnh tháp xuống, người ta vô tình đã biết được tháp bị nghiêng 3 độ so với phương thẳng đứng. Đến năm 1911, các kiến trúc sư vô tình phát hiện ra một sự thật gây chấn động toàn nước Ý: Đỉnh tháp Pisa nghiêng từng 1.2 mm 1 năm.
Vào năm 1935, các kỹ sư xây dựng đã củng cố lại móng của tháp Pisa. Công việc đã được tiến hành bằng cách đổ hỗn hợp xi măng vào mạng lưới các lỗ được đào ở dưới móng. Rất đáng tiếc vì đây là 1 tính toán sai lầm của các kỹ sư, khi mà việc này lại vô tình "đốn" tháp nghiêng Pisa khiến nó sập nhanh hơn. Rất may là hàng loạt các biện pháp gia cố đã được thực thi kịp thời, trước khi "kì quan thế giới hiện tại" bị biến thành 1 đống gạch vụn thật sự.
Vào năm 1989, có một công trình tương tự như tháp nghiêng Pisa được tiến hành xây dựng nhưng ít người biết đến là tháp nghiêng Pavia. Sở dĩ ít người biết là do "tháp nghiêng Pavia" sau khi xây xong chỉ còn là 1 đống đổ nát.
Việc này khiến các quan chức Italia lo sợ trước nguy cơ thành tựu hàng trăm năm bị đổ xuống sông xuống biển, trong khi ngày lễ ra mắt công chúng đang gần kề. Một liên minh các kỹ sư hàng đầu từ các quốc gia được thành lập nhằm "cứu vớt" tháp nghiêng Pisa. Sau cùng, liên minh cũng đồng ý với phương án của John Burland – chuyên gia về các vật liệu cơ học – với phương án rút bớt đất ở phần móng phía bắc tháp Pisa. Việc này đã được tiến hành trong vòng vài năm.
Khi dự án hoàn thành vào năm 2001, "liên minh cứu hộ tháp nghiêng Pisa" đã kéo được tòa tháp khổng lồ dựng thẳng đứng lên 44 cm. Đây là kết quả khiến các chính trị gia rất hài lòng và tự tin đưa vào hoạt động. Kết quả còn tuyệt vời hơn nữa khi mà đến tận tháng 5 năm 2008, các cảm biến theo dõi không phát hiện được thêm bất cứ một cm bị xê dịch nào của tháp nghiêng Pisa.
Khi dự án hoàn thành vào năm 2001, "liên minh cứu hộ tháp nghiêng Pisa" đã kéo được tòa tháp khổng lồ dựng thẳng đứng lên 44 cm. Đây là kết quả khiến các chính trị gia rất hài lòng và tự tin đưa vào hoạt động. Kết quả còn tuyệt vời hơn nữa khi mà đến tận tháng 5 năm 2008, các cảm biến theo dõi không phát hiện được thêm bất cứ một cm bị xê dịch nào của tháp nghiêng Pisa.
Liệu nước Ý có thể "kê cao gối ngủ" trước vấn đề nghiêng của tháp Pisa?
Dự án của John Burland giữ tháp Pisa "thẳng đứng" nếu xét trên góc độ "lý thuyết". Thực tế còn một vấn đề rất đáng lo ngại là các tầng của tháp nghiêng Pisa có dấu hiệu giảm chất lượng theo thời gian. Thậm chí chỉ một trận động đất nhỏ cũng có thể khiến một trong các tầng của tháp Pisa sụp đổ dễ dàng. Tuy nhiên theo ước tính của các kỹ sư xây dựng, tháp nghiêng Pisa sẽ còn đứng vững được trong ít nhất 200 năm nữa. Thêm vào đó, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, tháp nghiêng Pisa sẽ có thể được tăng thêm ít nhất … 800 năm tuổi thọ. Chắc hẳn người dân Italy sẽ không khoanh tay đứng nhìn di tích hàng nghìn năm của tổ tiên bị thời gian hủy hoại.