[Kênh14] - Check một vài thông tin dưới đây để tự kiểm tra xem mình hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) tới mức nào nhé!
Là teen thì không có nguy cơ lây nhiễm STDs phải không?
Sai. Trung bình cứ 4 teen thì lại có một teen nhiễm STDs mặc dù có nhiều teen nghĩ là mình biết cách bảo vệ bản thân. Ngoài HIV/AIDS thì có nhiều loại bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, nhiễm nấm sinh dục, chlamydia…. mà các bệnh này đang ngày càng có xu hướng tăng ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Có thể bị nhiễm STDs từ bồn cầu toilet?
Không. Bạn chỉ có thể bị mắc STDs khi có quan hệ tình dục hoặc có sự tiếp xúc ngoài da. Các loại khuẩn gây bệnh dễ dàng lây truyền qua đường tình dục, ngủ trong chăn đệm có nhiễm khuẩn gây bệnh, mặc chung quần áo và có thể bị mắc bệnh khi ngồi trên bồn cầu có nhiễm khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khuẩn gây bệnh không thể sống sót khi ra khỏi cơ thể con người quá 24h. Vì vậy, nguy cơ nhiễm STDs từ bồn cầu toilet là có thể xảy ra nhưng không chắc chắn.
Có bị nhiễm HIV hay các bệnh STDs khác qua việc xăm trổ?
Nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng máu (như bệnh viêm gan B hoặc C) là rất cao nếu như các công cụ được sử dụng để xăm mình không được khử trùng. Bất kỳ công cụ nào cũng nên chỉ sử dụng một lần và loại bỏ. Bạn nên hỏi rõ những người làm dịch vụ xăm trổ về công cụ họ sử dụng và các phương pháp phòng ngừa bệnh. Nếu như câu trả lời cho những thắc mắc của bạn chỉ là cái lắc đầu thì không nên sử dụng dịch vụ ở nơi đó nữa và nên tìm một cơ sở khác uy tín hơn.
Vậy hôn có gây nhiễm STDs không?
Điều này là có thể nhưng không phổ biến. Nếu như miệng “người ấy” có nhiễm STDs (bệnh herpes môi) thì dễ có khả năng lây nhiễm qua miệng của bạn trong khi hôn vì các nốt mụn rộp ở môi rất dễ lây lan khi có sự tiếp xúc. Và nếu như môi bị trầy xước chảy máu thì rất có thể có nguy cơ nhiễm HIV qua đường miệng nếu như “người ấy” của bạn mắc bệnh này. Và nếu như có nhiễm STDs ở bộ phận sinh dục thì cũng không có nguy cơ lây nhiễm từ một nụ hôn.
Có dễ mắc STDs từ oral sex (quan hệ tình dục qua đường miệng)?
Có. Nếu quan hê tình dục qua đường miệng, bạn có thể lây STDs của bạn sang “người ấy” và ngược lại “người ấy” cũng có thể lây STDs của họ sang bạn. Nếu bạn mắc phải bệnh herpes môi và oral sex thì nguy cơ nhiễm STDs không hề thấp đâu.
Vì sao teen dễ mắc STDs?
Một phần là do chính bản thân bạn đấy. Bởi vì đôi khi bạn:
- Thiếu hiểu biết về STDs
- Bối rối và ngượng ngùng trong việc đưa ra những câu hỏi về vấn đề này
- Cảm thấy ngại ngùng khi mua bao cao su (khi bạn quyết định XXX)
- Tin tưởng rằng dùng thuốc tránh thai là dủ bảo vệ bản thân khỏi STDs
Chú ý này:
Khoảng một nửa số người nhiễm STDs không có triệu chứng gì hoặc có triệu chứng không rõ ràng, có thể tự “biến mất” (nhưng không có nghĩa là khỏi bệnh). Vì vậy, nếu như vùng kín dục của bạn có biểu hiện khác thường thì bạn nên nghi ngờ là mắc bệnh. Đặc biệt là những dấu hiệu sau:
- Cô bé hay cậu bé của bạn có tiết dịch bất thường
- Vùng kín ngứa, đau, rát, đỏ, có các nốt, các vết loét.
- Tiểu đau hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
Teen cần đi khám chuyên khoa da liễu và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị vì bệnh có thể nặng hơn hoặc dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc”, khiến cho bệnh trở nên khó chữa.
Phòng tránh STDs như nào?
Ở lứa tuổi chúng mình, cách phòng ngừa tốt nhất là nói "không" với chữ X thứ 3. Nếu như bạn đã quyết định XXX thì cần phải nhớ:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc phòng tránh và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục.
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Quan hệ chung thuỷ, tránh quan hệ tình dục khi đang mắc STDs
- Phát hiện và điều trị bệnh sớm, triệt để… khuyến khích “người ấy” cùng điều trị.