Một nhóm teens Hà Nội đang biến môn thể thao lạ lẫm này trở nên thân quen và được nhiều người biết đến hơn!
Biến đam mê thành hiện thực
Bùi Hải là đội trưởng của HBC (Hà Nội Baseball clup – bóng chày Hà Nội) với khoảng 30 thành viên, trong đó có cả những thành viên nữ, cho biết đội đã bắt đầu chơi được 4 tháng sau khi hoàn thành tập những kĩ thuật cơ bản như ném bóng, đập bóng… Và cứ chiều thứ 7, chủ nhật, mọi người lại gặp nhau ở sân công viên Thống Nhất để thỏa mãn đam mê của mình.
Một buổi tập luyện của HBC tại sân công viên Thống nhất.
Nói đến môn thể thao này phải kể tới hai quốc gia là Mỹ và Nhật bản, trong đó nền văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng rất nhiều tới giới trẻ Việt Nam qua Manga và Anime. Bộ truyện tranh Đôrêmon với nhân vật Chaien chuyên bắt Nobita đi chơi bóng và suốt ngày cầm gậy dọa bạn bè đã bắt đầu manh nha những tò mò của giới trẻ Việt về bóng chày, những du học sinh Nhật cũng rất sẵn sàng đóng góp cho nó. Việt Anh, học sinh lớp 8 trường Marie Curie kể cậu đã có một vài kỉ niệm với bóng chày hồi năm lớp 5 khi sang Nhật với bố mẹ, Việt Anh đã chơi bóng chày 6 tháng tại đây. Cậu được bạn bè nhận xét “Ném bóng ác như con thú” vì Pitcher (người ném bóng) cũng là cầu thủ mệt nhất do phải ném liên tục, lực ném phải nhanh, mạnh.
Long (ĐH Kiến Trúc) là Catcher (cầu thủ bắt bóng) chính của HBC cho biết, Catcher là vị trí nguy hiểm nhất trên sân, do phải ôm bóng, bắt bóng, dẫn dắt đường ném và chỉ đạo phòng thủ. Thế nhưng Catcher không nhất thiết là đội trưởng, đội trưởng có thể chơi ở bất kì vị trí nào và vừa điều khiển trận đấu vừa là trụ cột tinh thần của đồng đội.
Mặc đồ bảo hộ cho catcher
Trong thi đấu, bóng chày chia làm hai đội với mỗi bên 9 người. Luật bóng chầy cũng khá là rắc rối, nhưng bạn nào ưa thích có thể tra google để tìm hiểu thêm vì trên đó có rất nhiều thông tin. Ghi chú thêm là gậy bóng chầy làm bằng hợp kim, gỗ hoặc tre nên luật bóng chày ghi rõ là “không được xoa nước bọt, mồ hôi hay các chất khác vào bóng”.
Với sự ủng hộ của gia đình
Bố mẹ các thành viên của đội đều khuyến khích con mình tham gia vì đây cũng là một môn thể thao đúng nghĩa, tăng cường sức khỏe và nó lại có tính đồng đội mặc dù đôi lúc cũng nguy hiểm. Giang (THCS Tây Sơn) hào hứng kể về cảm giác tuyệt vời trong môn bóng chày khi cậu đánh thành công cú homerun (đánh bóng và chạy hết 4 gôn), tuy nhiên kỉ niệm đáng nhớ nhất là bị bóng bay vào chỗ mà ai cũng biết là chỗ gì đấy, may mắn là cậu đã giấu kín chuyện này với phụ huynh của mình.
Một thành viên của HBC đóng khoảng 20k/tháng lệ phí chung cho cả đội, bằng đó tiền chẳng thấm vào đâu so với chi phí bỏ ra cho đồ chơi bóng, một chiếc gậy (~2tr), đồ bảo hộ (~ 2tr) và găng cũng tầm đó tiền nên cần phải có sự đóng góp từ những người đam mê và có điều kiện. Bùi Hải đã đi làm, anh có khả năng hơn về kinh tế và rất nhiệt tình ủng hộ toàn đội về trang bị, một số bạn du học sinh từ Nhật cũng đã làm điều này.
HBC còn có một sự ủng hộ đặc biệt nữa từ một luật sư kiêm HLV bóng chày, đó là ông Thomas (người Mỹ) ông đã tặng găng, gậy và mua đồ giúp cho đội từ Mỹ. Thomas cũng đang huấn luyện một nhóm các bạn khoảng 13 – 14t tại SVĐ của Xuân Đỉnh. Hướng đi tới của đội bóng là tập trung thêm thành viên, xin sở TDTT HN sân tập, huấn luyện viên và phát triển chính thức như các môn thể thao khác.
Tại Mỹ, lương của cầu thủ bóng chày đứng trên bóng rổ và có thể đứng trên bóng đá, tại Nhật, từ cấp 1 học sinh cũng đã được chơi bóng chày với gậy ngắn và bóng mềm (giải chuyên nghiệp chơi bóng cứng). Cầu thủ người Nhật Suzuki Ichiro chơi tại giải Major có thu nhập hàng năm tới 24 triệu USD và là một trong những vận động viên giàu có nhất thế giới. Đông Nam Á đã có sự xuất hiện của baseball tại Thái Lan, Indonesia nhưng họ chưa thật sự mạnh và biết đâu trong tương lai VN có thể… đè bẹp đội tuyển của các quốc gia này.