[size=1]Những ngày cuối tuần tại Diamond Plaza, Zen Plaza, Thương xá Tax (TP HCM) bạn sẽ bị “ngộp" với những hóa đơn của những khách sộp tuổi teen, có cái trị giá đến 4-5 triệu đồng.[/size]
[justify]Từ tiêu tiền đến tù tội[/justify]
[justify]Nhóm học sinh "sành điệu" tại một trường trung học dân lập quốc tế gọi Mạnh Kha là “Mạnh… đô” vì Kha thường bao bạn bè các chầu nhậu, karaoke. Từ nhỏ, Kha đã được cha mẹ thưởng tiền, đồchơi mỗi khi đạt điểm cao. Thấy con rụt rè, nhút nhát, cha mẹ tập cho Kha… xài tiền sớm như một "phương pháp" rèn luyện tính… ông chủ.[/justify]
[justify]Khi Kha đưa tiền cho người bán hàng, cha mẹ không quên vỗ tay tán thưởng. Từ đó, Kha có thói quen mạnh bạo móc hầu bao. Do muốn con không phải lặp lại cảnh sống thiếu thốn như mình thuở bé, chưa bao giờ cha mẹ Kha từ chối yêu cầu nào của cậu con trai, dù có phải chi bạc triệu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chẳng may, mới đây, việc kinh doanh của cha mẹ Kha tuột dốc rồi phá sản. Đã không cảm thông, Kha còn làm áp lực bắt cha mẹ phải tiếp tục chi tiền, không có tiền, Kha lén lấy sổ đỏ đi cầm để tiếp tục đua đòi ăn chơi, cá độ.[/justify]
[justify]Tương lai của Hoàng Hoa (quận 5) đã khép lại ở tuổi 18 khi nhận bản án 5 năm tù giam vì tội lừa đảo, chiếm đoạt, trộm cắp tài sản. Ba mất, mẹ buôn gánh bán bưng, nhưng Hoa ăn chơi lêu lổng và tiêu xài vô độ. Để có tiền diện hàng hiệu và chi xài với bạn trai, Hoa hết trộm cắp tài sản của gia đình, họ hàng đem bán đến lừa đảo học sinh, sinh viên.[/justify]
[justify]Hoa tự xưng là cộng tác viên của một tờ báo dành cho tuổi teen để hẹn hò, phỏng vấn và rủ các bạn đi shopping. Lợi dụng sơ hở của họ, Hoa chôm nữ trang, tiền, điện thoại, xe máy… Tại phiên tòa, vị thẩm phán xót xa: “Ma lực đồng tiền khiến bị cáo không còn biết run sợ khi thực hiện hành vi phạm pháp. Giá như gia đình đã ngăn chặn mối nguy hại này từ bé”.[/justify]
[justify]Bài học về giá trị đồng tiền[/justify]
[justify]Có thể nói rằng, xu hướng “đua hiệu” trong giới học sinh thời gian gần đây diễn ra khá rầm rộ. Nhiều bạn khẳng định “giá trị bản thân” bằng trị giá của áo quần, điện thoại. Phụ huynh dốc sức kiếm tiền lo cho con đầy đủ nhưng đôi khi lại không lưu tâm đến việc dạy con tiêu tiền sao cho hợp lý và thích đáng. Khổ nỗi, thành phần trí thức lại khó dạy con hơn, vì trẻ không thấy rõ cha mẹ phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” như thế nào để làm ra tiền.[/justify]
[justify]Từ đó, trẻ không biết quý trọng đồng tiền, thành quả lao động của cha mẹ.[/justify]
[justify]Trong chuyên đề Giúp con hiểu về giá trị đồng tiền và sức lao động do Nhà văn hóa Phụ Nữ TP HCM tổ chức ngày 28/2, có khoảng 80%, số người tham dự nhận thấy nên hướng dẫn cách xài tiền cho con ở bậc tiểu học, chứ không nên đợi đến tuổi teen…[/justify]
[justify]Theo một trắc nghiệm nhỏ về khả năng tự lập của con được thực hiện tại Nhà văn hóa Phụ Nữ cuối năm 2008, kết quả thu được chứng tỏ một bộ phận teen ngày nay được chăm sóc “tận răng”, không biết lao động và lại càng không biết yêu lao động.[/justify]
[justify]TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm, TP HCM) cho rằng: “Dạy con hiểu giá trị đồng tiền và sức lao động là một việc khó nhưng phải làm. Cha mẹ cần hướng dẫn giúp con làm chủ đồng tiền: giải thích cho con rõ ý nghĩa đồng tiền, phân biệt giá trị thực – ảo, đồng tiền là cần thiết chứ không phải là tất cả; cho con biết nguồn gốc đồng tiền; khuyến khích con làm việc nhà để con trải nghiệm niềm vui và khó nhọc; giúp con xây dựng thái độ quý trọng công sức lao động của người khác…[/justify]
[justify]Điều quan trọng trên hết là người lớn phải làm gương, không thể dạy con một đằng mà mình làm một nẻo”.[/justify]