Một số người dân vẫn còn lo lắng sau khi dư …
[justify]Thiết nghĩ không phải như vậy, bởi vì ai cũng biết, động đất lan truyền bởi sóng địa chấn. Sóng này lan truyền theo hình cầu và tắt nhanh theo khoảng cách. Nếu ở Việt Nam (Sài Gòn, Ninh Thuận, Bình Thuận, Điện Biên, v.v.) đo được 4 – 5 độ Richter, thì ở cách xa đó hàng trăm cây số, động đất sẽ có cấp bao nhiêu, trong khi chấn tâm của trận động đất đo được chỉ ở độ sâu cỡ vài chục km. Quan niệm chưa đúng này không phải chỉ có ở Việt Nam[/justify]
[justify]Chúng tôi cho rằng, động đất có thể xảy ra đồng thời ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta chỉ ghi nhận được tại những nơi có người ở và những nơi có trạm quan sát động đất. Vì vậy nếu ở nơi nào đó tại Việt Nam ghi nhận hoặc cảm thấy có động đất thì chấn tâm gây ra trận động đất ấy phải ở trong lòng đất khu vực đó và cách xa nơi ghi nhận được không quá vài chục km.[/justify]
[justify]Nếu biết được vị trí các chấn tâm động đất đã và có thể xảy ra ở Việt Nam, nói riêng, trên quả đất nói chung, chúng ta có thể chủ động hơn trong việc phòng, tránh động đất và hạn chế tác hại của nó. Mặt khác, không được xây dựng các công trình quan trọng như đập thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử lên các vùng giữa hoặc rất gần chấn tâm động đất.[/justify]
[justify]Cơ sở khoa học của những ý kiến nêu trên như sau. Thứ nhất, về địa chất: Dễ dàng công nhận rằng, động đất được gây ra do các hoạt động bên trong lòng đất của các khối đá macma xâm nhập nông á núi lửa trẻ. Các khối đá macma này tái hoạt động nhiều lần tại giao điểm của 4 đứt gãy sâu. Có thể nói: sự tái hoạt động của các khối đá macma trẻ và đứt gãy là nguyên nhân của nhau và nguyên nhân của các trận động đất. Vì vậy, chấn tâm động đất chính là giao điểm của 4 đứt gãy sâu có khối macma xâm nhập nông á núi lửa đang hoạt động. Các chấn tâm động đất được nối với nhau bởi các đứt gãy theo quy luật kiến tạo. Quả đất có rất nhiêu đứt gãy sâu, ở Việt Nam cũng như vậy. Do đó đã và sẽ có rất nhiều chấn tâm động đất.[/justify]
[justify]Mặt khác, do sự phân dị kết tinh, các khối đá macma thành phần axit lớn đã kết tinh ổn định. Các khối đá macma hiện còn hoạt động chủ yếu có thành phần bazic hoặc bazơ-kiềm, ít nơi là các mạch, cột đá trung tính hoặc axit chứa nhiều quặng sắt – sulfua đa kim.[/justify]
[justify]Thứ hai, về địa vật lý, các khối đá macma thành phần bazơ và bazơ-kiềm nêu trên có tỷ trọng cao (cỡ 3,1 – 3,2 kg/dm3) và từ tính rất mạnh. Vì vậy, các chấn tâm động đất sẽ có vị trí trùng với các điểm trùng nhau của trung tâm các dị thường dương trọng lực và dị thường trường từ toàn phần T. Quy mô của các dị thường từ và trọng lực càng lớn (về cường độ và diện tích) thì khối lượng của các khối macma càng lớn và động đất càng mạnh. Tuy vậy, cần đề phòng những dị thường địa vật lý (từ và trọng lực) nhỏ nhưng lại liên quan với các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ còn đang hoạt động, hoặc sắp hoạt động trở lại.[/justify]
[justify]Việc xác định các đứt gãy sâu cho quả đất và cho Việt Nam là khó chính xác và sẽ có nhiều tranh cãi. Nhưng giao điểm của các đứt gãy, nơi hoạt động của các xâm nhập nông á núi lửa trẻ thành phần bazơ-kiềm thì có thể dùng các phương pháp địa vật lý thăm dò từ và trọng lực để xác định và không ai có thể nghi ngờ được.[/justify]
Bản đồ dự báo các chấn tâm động đất …
Bản đồ dự báo các chấn tâm động đất …
Xuất phát từ các quan điểm nêu trên và trên cơ sở phân tích các bản đồ từ hàng không tỷ lệ 1/1.000.000 của Việt Nam do Liên Xô giúp (ở miền Bắc) và hải quân Mỹ (ở miền Nam) tiến hành bay đo vào những năm 1960 đến 1970 của thiên niên kỷ trước, chúng tôi đưa ra một bản đồ dự báo các chấn tâm động đất ở Việt Nam (miền Bắc và miền Nam). [justify]Chúng tôi cho rằng, Việt Nam có rất nhiều nơi từng là chấn tâm động đất. Chúng phân bố nhiều nhất ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Sài Gòn - Bà Rịa, dải Sóc Sơn - Mê Linh ( Hà Nội), Cao Bằng – Hà Giang, ít hơn ở vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ. Ở ngoài khơi, nếu có bản đồ trường từ và trọng lực thì việc xác định các chấn tâm động đất cũng làm tương tự.Thông thường, theo tác giả, tâm của các trận sóng thần phải trùng với chấn tâm động đất ở ngoài khơi.[/justify]
[justify]Chúng tôi chưa và không thể phân biệt được vùng nào có các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ còn hoạt động, vùng nào sẽ không hoạt động nữa để biết ở đâu sẽ có động đất. Tuy vậy, nếu có động đất xảy ra ở Việt Nam, thì chấn tâm của nó sẽ ở trên đất Việt Nam, tại một số nơi trong những điểm mà chúng tôi đã đánh dấu, với sai số không nhiều.[/justify]
TS LÊ HUY Y
Liên hiệp Khoa học địa chất và Du lịch