Sơn nữ “tắm tiên” - tuyệt tác núi rừng ở Phú Thọ
- Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người. Các tiên nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích. Đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác.
» Đi tìm sơn nữ… tắm tiên
Con đường vào bản Bến Thân (Đồng Sơn, Phú Thọ) nhầy nhụa bùn đất, cheo leo dốc ngược. Ngày trước, để vào Bến Thân, không có cách nào khác là cuốc bộ gần chục km. Con đường đang được một đơn vị lâm nghiệp của tỉnh mở để vận chuyển nguồn nguyên liệu ra ngoài.
Bãi "tắm tiên" ở Bến Thân.
Thế nhưng, đi được một đoạn, tôi đành phải vứt xe máy bên vệ đường, rồi cuốc bộ hơn giờ đồng hồ mới vào tới Bến Thân. Cơn mưa bất chợt đã khiến con đường trở thành bãi sình lầy bùn đất nhão nhoét, trơn trượt không thể đi nổi.
Bến Thân hiện ra với vài nóc nhà co cụm dưới thung lũng, chìm nghỉm trong sự bao bọc của rừng rậm.
Hồn nhiên thay quần áo.
Bến Thân là bản của người Dao, là nhóm người di cư từ Sơn La về lập bản từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện Bến Thân vẫn chưa có điện. Nhà nào khá giả thì sắm máy thủy điện cá nhân, thắp vài bóng phập phù. Đại đa số vẫn dùng đèn dầu như người miền xuôi mấy chục năm trước.
Theo Phó Chủ tịch xã Hà Thanh Vận, chính vì cuộc sống tự cung, tự cấp giữa rừng già, ít giao lưu với bên ngoài vì đường sá xa xôi hiểm trở, nên đồng bào nơi đây vẫn giữ được những phong tục tập quán cổ xưa, trong đó có tục “tắm tiên” dưới suối.
Chị Mai dẫn PV VTC News đi tìm bãi "tắm tiên".
Dòng suối Thân mát lành cắt con đường dẫn vào Bến Thân, chảy uốn lượn một vòng quanh bản trước khi chảy ra bản Xuân, xuống tận Lai Đồng để hòa vào sông Bứa.
Cô giáo tiểu học Lý Thị Thơm đã dẫn tôi cuốc bộ nửa ngày trời để đi tìm thượng nguồn suối Thân. Dòng suối này chảy ra từ bụng dãy núi đá vôi hùng vĩ. Cô giáo Thơm cùng tôi chui vào một hang động khổng lồ, đi miên man mãi không hết lòng núi. Có một dòng sông ngầm chảy ào ào trong bụng dãy núi đá vôi đó.
Con suối Thân nhận nước từ lòng núi, nên mát lạnh trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông. Nước trong đến nỗi, những vũng nước sâu vài mét vẫn nhìn thấy con cua đá đang bò lổm ngổm.
Chị Lý Thị M, người đàn bà góa chồng, ở tuổi ngót 40 vẫn đẹp rực rỡ như một bông hoa rừng nhẹ nhàng cởi chiếc gùi trên lưng, trút bộ quần áo lấm lem rồi hồn nhiên khỏa mình dưới dòng nước trong mát. Làn da trắng ngần lấp lánh, sóng sánh trong làn nước phản chiếu ánh mặt trời.
Tôi nhảy lên một tảng đá chụp ảnh lia lịa. Người đàn bà hai con này bẽn lẽn giấu kín mình sau vạt áo, đôi má chợt ửng đỏ. Chị bảo: “Mình già rồi, đừng chụp ảnh nữa, xấu hổ lắm. Nếu nhà báo muốn chụp hình thì chiều mình dẫn nhà báo lên bến tắm, ở đầu nguồn suối Thân, cuối bản cơ. Ở bến tắm đó nước trong vắt, mới có nhiều người đẹp”.
Sơn nữ xinh đẹp e ngại khi xuất hiện người lạ.
Khi mặt trời đã bắt đầu ngấp nghé đỉnh núi, hoàng hôn đỏ rực trên những mỏm núi gần núi xa. Bóng tối đã bắt đầu chìm ngập dưới các thung sâu. Đứng trên sườn núi nhìn xuống, thấy từ những con đường mòn vắt vẻo trên sườn núi, từng đoàn người vác cuốc xẻng, gùi nặng trên vai đổ về bến tắm ở cuối bản.
Tôi và chị Mai lội bộ ngược suối, đến một tảng đá lớn…
Bến tắm là một bãi đá rộng mênh mông, nơi dòng suối Thân lắng nước từ thượng nguồn đổ về, rồi mới tiếp tục chảy xuống hạ nguồn.
Trong khi các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên thì các "sơn nam" tắm ở nơi rất kín đáo.
Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người. Các tiên nữ ngồi trên tảng đá, phơi làn da trắng ngần, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích. Khi đó, tiếng chim rừng ngừng hót, đàn vượn cãi nhau chí chóe trên núi Lìu cũng im bặt. Hình như, gió cũng ngừng thổi.
Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh âm u, nhập nhoạng của chiều tà. Dòng suối Thân già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo.
(Ảnh Đỗ Doãn Hoàng).
Cách bến tắm của các sơn nữ, có một bãi tắm của “sơn nam”. Điều kỳ lạ là bãi tắm của đàn ông Bến Thân rất kín đáo, được che kín bởi những lùm cây, những tảng đá lớn, mà nếu không đến gần, thì sẽ không nhìn thấy gì cả. Hơn nữa, đàn ông Bến Thân không khỏa trần hoàn toàn như các sơn nữ. Trong khi đó, các sơn nữ đều khỏa trần 100% và hồn nhiên nô đùa giữa thanh thiên bạch nhật.
Trong khi ngồi quan sát, tôi nhận thấy, đàn ông Bến Thân vào bãi tắm đều đi lối khác, và khi tắm xong, họ lại vòng lối khác để về, chứ không xuôi suối Thân, qua bến tắm của các sơn nữ để về bản. Chị Mai bảo, sở dĩ chị em phụ nữ Bến Thân tắm trần truồng một cách vô tư thoải mái như vậy là vì đàn ông nơi đây không có "thói" nhìn trộm người tắm bao giờ.
(Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng).
Theo chị Mai, mặc dù các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên như vậy, nhưng nếu xuất hiện người lạ, họ lập tức trốn sau tảng đá, hoặc dìm sâu dưới nước rồi mặc quần áo lại.
Trời tối, đứng quan sát từ xa, không thể nào chụp ảnh được, nên tôi cùng Mai "đánh liều" đi qua bến tắm tiên của các sơn nữ Bến Thân. Thấy người lạ, các sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước, rồi núp sau những tảng đá nhìn tôi như người ngoài hành tinh.
Một số sơn nữ cẩn thận, sợ có người lạ bất chợt đi qua thì quấn váy trên đầu trong khi tắm. Khi phát hiện ra người lạ, người đẹp tắm tiên chỉ việc gỡ váy trùm kín cơ thể, rồi nàng hồn nhiên lên bờ mặc quần áo.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Nhàn (Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ) là người đã có mấy chục năm ăn rừng ngủ thác nghiên cứu phong tục tập quán đồng bào ở Thanh Sơn và Tân Sơn. Ông luôn đau đáu với những giá trị văn hóa của vùng đất bản bộ Vua Hùng.
Tắm suối là nét văn hóa của đồng bào vùng cao có từ hàng ngàn năm trước.
Theo ông Nhàn, cũng như nhiều tập tục khác, tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Sau mỗi buổi lao động mệt nhọc trên nương, các bà, các chị, các em đều trầm mình tắm gội dưới suối trước khi về nhà. Làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần mà núi rừng và tạo hóa hàng ngàn năm mới tạo nên được. Sau buổi tắm suối, bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Do đó, theo ông Nhàn, việc bảo tồn nét văn hóa này cũng là điều cần thiết.
Tôi chợt khi nghĩ rằng, chỉ thời gian không xa nữa, con đường vào Bến Thân hoàn thành, người miền xuôi và đồng bào Bến Thân sẽ có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ. Và rồi, nhiều phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào nơi đây sẽ mất đi. Bến tắm cũng sẽ vắng bóng tiên nữ, giống như bến tắm ở bản Xuân và Lai Đồng thuở nào.
CÓ ACE NÀO ĐƯỢC XEM CHƯA ???