[size=large][/size]
[size=large]Ảnh minh họa. Nguồn: Internet[/size]
[size=large]Các quan chức quốc phòng Philippines vừa cho hay nước này đã chi khoảng 32,5 triệu USD để trang bị ba chiếc trực thăng AW 109 từ nhà sản xuất Agustawestland cho hai chiếc tàu hộ vệ hoạt động trên Biển Đông. Loại trực thăng này có khả năng tác chiến chống ngầm, được trang bị hệ thống định vị do thám sonar, các thiết bị tìm kiếm, thăm dò, cứu hộ tối tân. AW 109 dài 13,04 m, cao 3,50 m, đường kính cánh quạt 11 m, và trọng lượng cất cánh tối đa 2.850 kg. Nó có thể bay với vận tốc tối đa là 285 km/h, với trần bay 6.000 m và tầm hoạt động 599 km. Ngoài ra, AW 109 còn được trang bị súng máy 12,7 mm, súng máy 7,62 mm, 2 bệ phóng tên lửa TOW (2 hoặc 4 tên lửa). [/size]
[size=large] [/size]
[size=large][/size]
[size=large]Trực thăng AW 109[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]Ngoài ra, Manila còn đang có kế hoạch đặt mua các tàu tuần tra, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải và máy bay trực thăng tấn công mới nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Philippines song song với việc củng cố quan hệ quốc phòng với các nước phương Tây cũng như trong khu vực. Trước đó, vào ngày 5/2, Mỹ cũng điều tàu khu trục mang tên lửa tới cảng Philippines như một cam kết ủng hộ Manila trong các tranh chấp tại Biển Đông.[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]Còn Indonesia, tờ Tân Hoa xã ngày 25/2 đưa tin quân đội nước này sẽ bổ sung thêm các trực thăng chiến đấu Black Hawk của Mỹ trong nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí và khí tài. Đây là thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng Indonesia với Công ty dầu khí PT.Pertamina Persero và Ngân hàng BRI. Việc Tân Hoa xã đưa tin cho thấy Trung Quốc cũng đang để ý sát sao tới các động thái của Indonesia khi chính quyền Jakarta không ít lần tỏ ý muốn đóng vai trò trung gian hòa giải Trung Quốc và ASEAN.[/size]
[size=large] [/size]
[size=large][/size]
[size=large]Trực thăng Black Hawk của Mỹ[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]Singapore mặc dù vẫn đứng ở một vị trí an toàn trong tranh chấp Biển Đông nhưng cũng nhảy vào cuộc đua với việc ký hợp đồng mua thêm 2 chiếc trực thăng chống ngầm S-70B Sikorsky để biên chế cho Hải quân với hạn giao hàng vào năm 2016. Trước đó, 6 chiếc S-70B cũng được đưa vào phục vụ cho Phi đội số 123.[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]S-70B Sikorsky có thể triển khai chiến đầu cách xa các tàu chiến 700km khi hoạt động trên biển và được trang bị 8 tên lửa Lockheed Martin AGM-114 Hellfire, rocket, và súng máy.[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]Bên cạnh Philippines, Singapore cũng là một trong những nước được Mỹ đặc biệt quan tâm. Ngày 21/2, tàu tuần duyên USS Freedom (LCS1) sẽ bắt đầu được triển khai tới khu vực này từ ngày 1/3/2013. Đây là một trong những cách vỗ về các nước đồng minh trong ý đồ chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Washington.[/size]
[size=large] [/size]
[size=large][/size]
[size=large]Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS1) của Mỹ[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]Thái độ “sẵn sàng cho chiến tranh” của Trung Quốc và cầm chừng trong nhịp độ chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành nguyên nhân “khách quan” khiến các mối quan hệ đồng minh trong khu vực tồn tại qua các hợp đồng vũ khí.[/size]
[size=large] [/size]
[size=large]Truyền thông Trung Quốc vừa đổ vấy các hợp đồng vũ khí Nga-Việt đang là nguy cơ đe dọa Bắc Kinh và sử dụng chiến tranh tâm lý khi so sánh những hợp đồng này không thấm gì so với Trung Quốc. Phản ứng quá khích này là dễ hiểu khi Việt Nam dù chỉ sở hữu một lượng tàu ngầm Kilo và Su-27 khiêm tốn nhưng chừng đó là không ít cho mục tiêu phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ. Nếu cộng thêm được tinh thần đồng lòng chống ngoại xâm của cả dân tộc như hàng nghìn năm qua, sẽ tạo nên một thành trì khó công phá trướcbất kỳ kẻ thù nào có mưu đồ xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.[/size]