[Kênh14] - Thủ phạm hàng đầu mà teenboy có thể nghĩ đến khi gặp triệu chứng “lạ lẫm” này và do bệnh viêm mào tinh hoàn "lộng hành" đấy.
Nỗi nghi hoặc có đáng lo ngại không?
Câu trả lời tất nhiên là có rùi, vì mọi biểu hiện bất thường ở “cậu nhóc” đều ẩn chứa những dấu hiệu “nguy hiểm chết người”. Ngoài chấn thương, va đập khi cậu nhỏ bị “tai nạn” ra thì bác sỹ Bùi Văn Hướng còn kết luận cũng có những nguyên nhân khác nữa cơ.
Thủ phạm hàng đầu mà teenboy có thể nghĩ đến khi gặp triệu chứng “lạ lẫm” này và do bệnh viêm mào tinh hoàn "lộng hành". Ngoài ra có thể là nguyên nhân của những bệnh nguy hiểm khác "thích khu trú" trong lòng "cậu nhỏ". Nói chung, teenboy không nên coi thường hoặc xem nhẹ đâu nhé.
Một số "thủ phạm" đáng gờm
1. Viêm mào tinh hoàn (VMTH)
Bạn biết không, vị trí của mào tinh nằm ở phía trên sau của tinh hoàn. Ống dẫn của nó dẫn sang ống chứa tinh trùng để tạo thành dòng tinh dịch phóng ra ngoài khi quan hệ tình dục đấy.
Điều trị: Với bệnh phổ biến này, các teenboy cần thoát khỏi sự tự ti và "giấu bệnh" mà hãy kể với mama, papa của chúng mình "khẩn trương" đưa đi khám và điều trị kịp thời. Bệnh nếu để lâu ngày sẽ dẫn tới VMTH mạn tính và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các teenboy sau này đấy. Bệnh nếu phát hiện sớm, bác sỹ sẽ điều trị cho bạn bằng các loại thuốc kháng sinh là sẽ okie thui.
2. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn (GTMTH)
Giãn tĩnh mạch tinh xảy ra khi tĩnh mạch tinh không có van, hoặc hệ thống van chống trào ngược bị trục trặc khiến máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới trào ngược vào tĩnh mạch tinh, làm cho tĩnh mạch tinh ngày càng giãn rộng, lượng máu ứ đọng lại quanh tinh hoàn quá nhiều.
Điều trị: GTMTH thường được chia thành ba độ: Độ 1(giãn nhẹ) chỉ phát hiện khi làm nghiệp pháp Valsalva. Độ 2, được phát hiện ở tư thế đứng. Độ 3 (giãn nặng) được nhìn thấy dưới da và sờ thấy ở tư thế đứng, XY sẽ có cảm giác nặng và khó chịu ở bìu.
Khi có cảm giác khó chịu ở bìu, các teenboy cần tự phát hiện và đi khám sớm để được thắt tĩnh mạch bằng kỹ thuật mổ nội soi. XY đừng quá lo nhé, sau mổ tinh hoàn sẽ có kích thước và khả năng sản xuất tinh trùng bình thường thui. Tuyệt đối không nên "mặc kệ" bệnh vì nếu không điều trị kíp thời, bệnh sẽ làm giảm mật độ tinh trùng, giảm nội tiết tố trong cơ thể và gây vô sinh đấy. Lúc này thì mọi chuyện đã quá muộn màng rùi phải không nào?
3. Ung thư tinh hoàn
Biểu hiện là khi teenboy sờ vào sẽ có cảm giác có những cục cứng trong tinh hoàn, có lúc sờ thấy cứng ở đỉnh hay mặt sau, kèm cảm giác đau hoặc hơi đau. Đôi khi có teenboy còn thấy nằng nặng ở bẹn hoặc bìu, gây sốt. Thêm nữa, tinh dịch thường có màu hồng hoặc đỏ có lẫn máu xen kẽ nữa.
Điều trị: Khi có sưng đau ở tinh hoàn, nên đi khám sớm ở chuyên khoa tiết niệu để bác sĩ nam khoa chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp. Thông thường qua siêu âm tinh hoàn, chụp cắt lớp, xét nghiệm máu thì bác sỹ sẽ phát hiện ra bệnh. Quá trình điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của XY. Khi ấy, thật không may là các XY sẽ bị cắt bỏ toàn bộ phần bị ung thư hoặc tiến hành hóa trị để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư còn sót lại hay xạ trị nhằm làm giảm kích thước ung thư trước khi giải phẫu…
P/S: Hãy kiểm tra và để ý "cậu nhỏ" hằng ngày để tránh cậu í phải rơi vào "con đường cùng" teenboy nhé.