[justify][size=2]"Trong vòng năm năm, chúng tôi sẽ mang chiếc cúp vô địch châu Âu về cho Kharkiv." Không ai dám nói Serhiy Kurchenko, cầu thủ 28 tuổi đồng thời là chủ sở hữu đội bóng Metalist Kharkiv đang mơ mộng viễn vông. Tương tự là việc Paris Saint Germain vừa tuyên bố sẽ giành Champions League. Ở Chelsea, tham vọng đó đã ngốn hết của Roman Abramovich không dưới 1,8 tỉ bảng Anh. Bóng đá giờ không còn là môn thể thao dành cho tất cả mọi người nữa.
[/size][/justify]
Khẩu hiệu chính trị của Silvio Berlusconi giống hệt với khẩu hiệu bóng đá: Forza, Italia |
[/size]
[justify][size=2]Vì họ quá giàu[/size][/justify]
[justify][size=2]Những người giàu luôn thích có một đội bóng. Dòng họ Cobbold giữ ghế chủ tịch Ipswich (Anh) suốt nhiều thế hệ, hay gia đình Vanden Stock luôn gắn với câu lạc bộ Anderlecht (Bỉ), còn gia tộc Moratti sở hữu Inter Milan (Ý) như một phần của từ đường dòng họ. Ngoài ra còn là chuyện kinh doanh: họ rót tiền vào các đội bóng như vỗ béo những chú ngỗng đẻ trứng vàng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cho đến cuối thế kỷ 20 mới bắt đầu diễn ra các làn sóng tỷ phú từ khắp nơi trên thế giới đổ tiền vào bóng đá châu Âu. Họ có nhiều điểm chung. Nguồn gốc tài sản và danh tính chủ sở hữu mới thường không được minh bạch, dù cơ nghiệp của họ đến từ dầu mỏ, khí đốt hoặc luyện kim. Họ đưa ra những tuyên bố giật gân về việc sẽ đoạt cúp. Họ thuê các huấn luyện viên danh giá nhất và mua những cầu thủ ngôi sao.[/size][/justify]
[justify][size=2]Rất nhiều ông chủ các đội bóng là những nhà tỷ phú, họ phất lên từ những thị trường mới nổi và giàu đến nỗi chẳng cần phải suy nghĩ gì khi ném qua cửa sổ hàng trăm triệu bảng. Danh sách đang trở nên dài bất tận: Birmingham, Blackpool, Blackburn, 50% Bournemouth, Cardiff, Chelsea, Fulham, Leeds, Leicester, Man City, Nottingham Forest và Reading (Anh); PAOK (Hy Lạp); Hoffenheim (Đức); Vitesse (Hà Lan); Anzhi Makhachkala, Krasnodar, Spartak Moskva, Terek Grozny, Zenit St Petersburg (Nga); Hearts (Scotland); Getafe, Malaga, Racing Santander và Real Oviedo (Tây Ban Nha); Neuchatel Xamax (Thụy Sĩ); Arsenal Kyiv, Chornomorets Odesa, Dnipro Dnipropetrovsk, Dynamo Kiev, Karpaty Lviv, Metalist Kharkiv, Metallurg Donetsk và Shakhtar Kharkiv (Ukraine)…[/size][/justify]
[justify][size=2]Để đánh bóng tên tuổi và làm giàu hơn[/size][/justify]
[justify][size=2]"Tình yêu dành cho bóng đá" là lời giải thích khôn ngoan nhất và không thể bị bác bỏ. Nhưng sự thật có thể rất khác. Zhu Jun, người làm giàu nhờ việc kinh doanh trò chơi online World of Warcraft tại Trung Quốc, cũng là người đã kí hợp đồng mời Nicolas Anelaka và Didier Drogba về chơi cho đội bóng Shanghai Shenhua, nói: "Bóng đá là trò chơi mà ai cũng yêu thích". Nhưng với Roman Abramovich chẳng hạn, đó không chỉ là tình yêu. Nhiều người đồn đại nhà tài phiệt người Nga phải trốn tránh cơn thịnh nộ của Tổng thống Vladimir Putin và tiềm nơi trú ẩn ở Anh và Chelsea.[/size][/justify]
[justify][size=2]Những người khác, như tỉ phú Suleyman Kerimov, người mua lại Anzhi vào năm 2011 và đưa về hàng loạt tên tuổi như Roberto Carlos, Samuel Eto'o và huấn luyện viên Guus Hiddink, bỏ tiền cho bóng đá nói lên niềm tự hào được là người con của một vùng đất. Nhiều người nói chiến thuật của Kerimov giống với Man City, nhưng ông một mực cho rằng Anzhi, với 126 triệu bảng đầu tư vào cơ sở vật chất, sẽ đem đến một niềm tự hào cho Dagestan giống như Barcelona đã đem đến cho Catalonia. "Mọi người đang hy vọng những điều tốt hơn. Những ngôi sao bóng đá như vậy không cần chơi ở các đội bóng khác, nhìn xem, họ đều tập trung ở Makhachkala".[/size][/justify]
[justify][size=2]Tuy nhiên, lòng tự hào và tình yêu chỉ là bình phong, nếu bạn tin vào tác giả David Icke, người cho rằng đang có một âm mưu toàn cầu của các tỷ phú, bỏ tiền vào bóng đá với một đích ngắm hoàn toàn khác: đất đai. Các nước châu Âu hầu hết là đất chật người đông và bất động sản rất giá trị. Nếu bạn mua lại một đội bóng, như Kurchenko mua lại Metalist, bước tiếp theo để hái ra tiền là chen chân vào giải Champions League. Mùa 2011-12, dù không vượt qua vòng bảng, Shakhtar vẫn kiếm được 8,7 triệu bảng, đội vô địch Chelsea ẵm trọn 50 triệu bảng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Giây phút đăng quang vô địch Champions League của PSG (trong tương lai) sẽ là bằng chứng hùng hồn cho tham vọng và chiến dịch cải tổ liều lĩnh tốn kém của Qatar trong một dự án mang tầm vóc quốc gia. Chính quyền ở đây tiêu tốn hàng tỉ USD cho giấc mơ tạo nên một "Las Vegas Trung Đông" khi các giếng dầu khô cạn. Hoàng thân Saoud Bin Abdulrahman Al-Thani, tổng thư kí Hội đồng Olympic Qatar, giải thích: "Du lịch thể thao là một ngành kinh doanh đồ sộ. Ở Qatar chúng tôi tổ chức hơn 30 sự kiện hàng năm và doanh thu đem về cho nền kinh tế là rất lớn".[/size][/justify]
[justify][size=2]Sự tín nhiệm cho các chính trị gia[/size][/justify]
[justify][size=2]Tất nhiên, không phải ai cũng nghĩ tới tiền bạc và danh tiếng. Tổng thống cộng hòa tự trị Chechnya thuộc Nga, Ramzan Kadyrov, chứng tỏ cho người dân thấy đất nước còn có những thứ khác ngoài thảm sát và đánh bom, khi sắp xếp một trận giao hữu giữa đội bóng của ông Terek Grozny với đội tuyển siêu sao Brazil hồi tháng 3/2011. Kadyrov tự chọn mình làm tiền đạo đá chính trong đội hình Terek. Trận giao hữu kết thúc với tỷ số 6-4 nghiêng về đội Brazil với những ngôi sao như Romario, Bebeto và Dunga. Tuy nhiên, Kadyrov cũng ghi được hai bàn![/size][/justify]
[justify][size=2]Khi Kadyrov lợi dụng bóng đá để củng cố sức mạnh thì Silvio Berlusconi dùng nó như một phương tiện để đạt được quyền lực. Tháng 5/1994, khi AC Milan đánh bại Barcelona 4-0 tại trận chung kết Cúp C1 cũng là lúc Berlusconi đắc cử thủ tướng Ý nhiệm kì đầu tiên. Một trong những "lời hứa bất khả thi" của ông khi tranh cử là biến đội tuyển Ý trở nên mạnh như Milan. Sự nghiệp chính trị của Berlusconi thăng tiến nhanh đến chóng mặt, lý do là vì ngôn ngữ duy nhất để mọi người Ý có thể đoàn kết là ngôn ngữ của trái bóng tròn. Đảng của Berlusconi thậm chí có tên Forza Italita, nghĩa là "Tiến lên, Italia!" và những đảng viên được gọi là Azzurri![/size][/justify]
[justify][size=2]Vào thời điểm mà chẳng ai thèm quan tâm đến những hứa hẹn của các chính trị gia, thậm chí bản thân họ cũng chẳng nhớ nổi mình đã hứa những gì, thì thành công ở một môn thể thao phổ biến và hấp dẫn như bóng đá lại đem đến cho họ một sự tín nhiệm mà không một bài diễn thuyết hùng hồn nào có thể sánh bằng. Chẳng hạn, trong nghị trình mới của mình, tân Chủ tịch Trung Quốc Tân Cận Bình đã vạch ra kế hoạch cho bóng đá nước này với những mục tiêu xứng tầm sự phát triển như vũ bão của đất nước: tham dự World Cup, sau đó trở thành nước chủ nhà và cuối cùng là đoạt chức vô địch.[/size][/justify]
[justify][size=2]Lời kết[/size][/justify]
[justify][size=2]Cho đến giờ, Zhu vẫn chưa chạy vào phòng thay đồ, chĩa súng vào các cầu thủ và hét lên "Tao giết hết tụi mày!" giống như tranh biếm họa về doanh nhân tỷ phú người Chechnya Bulat Chagaev, kẻ đang phá hủy đội bóng Neuchatel Xamax dưới bàn tay thống trị khủng bố của ông. Đội bóng từng giành danh hiệu vô địch Thụy Sĩ này lâm vào tình cảnh bi đát nhất là phá sản hồi năm ngoái với số nợ 8 triệu bảng và hiện đang chơi ở hạng… Năm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Nhưng không phải ông chủ đại gia nào cũng là những kẻ độc ác. Hồi tháng 9, Petro Dyminsky, doanh nhân người Ukraine và là chủ tịch danh dự câu lạc bộ Karpaty Liv từ năm 2001, đã kí một hợp đồng trao quyền điều hành đội bóng cho các cổ động viên. Ông vẫn giữ cổ phần trong đội bóng và tiếp tục đầu tư đến khi câu lạc bộ có thể tự vận hành được. "Đội bóng không nên quá phụ thuộc vào quỹ hỗ trợ của những người sáng lập, đã đến lúc nó trở nên độc lập và ổn định về mặt tài chính", Dyminsky nói.[/size][/justify]
[justify][size=2]Vẫn chưa có gì để đảm bảo cho thành công của Karpaty nhưng một điều chắc chắn rằng, tương lai của đội bóng này còn sáng sủa hơn nhiều so với Blackburn hay Neuchatel.[/size][/justify]