Tin tức - pháp luật 2010-05-23 03:02:04

Sức mạnh quân sự của Triều Tiên và Hàn Quốc


[justify][justify]Ngày 20/5, Hàn Quốc chính thức công bố kết quả điều tra nguyên nhân vụ chìm tàu Cheonan và cáo buộc Bình Nhưỡng chính là thủ phạm, Seoul có đủ bằng chứng chứng minh với những mảnh còn lại của vỏ quả ngư lôi được cho là hải quân Triều Tiên đã dùng đển bắn Hàn Quốc. [/justify][/justify]
[justify]

Tầu ngầm của hải quân Triều Tiên năm 1996.


[/justify]
[justify]Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế, có nhiều quan điểm, nhiều thông tin và những dự báo khác nhau về tương lai bán đảo Triều Tiên, những kế sách mà Seoul sẽ tiến hành để “trả đũa” Bình Nhưỡng, biện pháp đối phó của Triều Tiên và so sánh thực lực quân sự hai miền.[/justify]

[justify][justify]Bán đảo Triều Tiên với chu vi 220.000 km là khu vực tập trung lực lượng quân sự đông nhất thế giới hiện nay với số quân cả hai miền lên tới 1,75 triệu. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1959, hai miền luôn duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ khiến tình hình bán đảo Triều Tiên thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, thậm chí có lúc như trái bom nổ chậm không thể lường trước sẽ phát nổ lúc nào.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Tên lửa đạn đạo của CHDCNDTriều Tiên tham gia duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng.


[justify][justify]Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược London năm 2008, tổng quân số Triều Tiên ước chừng 1,06 triệu quân, trong đó lục quân chiếm 923 ngàn quân với trên 6000 xe tăng thiết giáp (3500 xe tăng, 2500 xe thiết giáp), hỏa lực pháo binh các loại 28200 khẩu, trên 80 hệ thống tên lửa đất đối đất và 10 ngàn quả tên lửa phòng không.[/justify][/justify]

[justify][justify]Lực lượng hải quân Triều Tiên có 47 ngàn người, trong đó tàu chiến các loại 780 chiếc (chiến hạm 247 chiếc, tàu ngầm thông thường trên 80 chiếc). Không quân Bình Nhưỡng chiếm 85 ngàn người với 1335 chiến đấu cơ, 300 dàn tên lửa phòng không. Ngoài ra lực lượng quân sự dự bị của Triều Tiên còn lên tới 4,7 triệu quân.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Tên lửa đạn đạo tầm trung củaTriều Tiên trong một lần diễn tậo bắn đạn thật.


[justify][justify]So sánh tương quan lực lượng nếu chỉ nhìn qua con số thì Seoul có phần “yếu thế” hơn với tổng binh lực 672 ngàn quân, trong đó lục quân chiếm 560 ngàn được trang bị 4620 xe tăng thiết giáp, hỏa lực pháo binh các loại 11354 khẩu, 12 dàn phóng tên lửa đất đối đất, 1830 quả tên lửa phòng không, số chiến đấu cơ của lực lượng thủy quân lục chiến lên tới 543 chiếc.[/justify][/justify]

[justify][justify]Hải quân Hàn Quốc có 60 ngàn quân với 350 tàu chiến các loại, 80 máy bay. Lực lượng không quân Hàn Quốc chiếm 52 ngàn người và được trang bị 669 chiến đấu cơ. Bên cạnh lực lượng quân thường trực, Hàn Quốc còn duy trì một đội quân dự bị với 4,5 triệu người.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Lực lượng bộ binh của lục quân Triều Tiên tham gia duyệt binh.


[justify][/justify]

[justify][justify]Chỉ nhìn số lượng có thể thấy Bình Nhưỡng đang chiếm thế thượng phong với tổng binh lực lớn gấp 1,6 lần Hàn Quốc và số vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự nhiều gấp đôi. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng chất lượng và năng lực tác chiến của lực lượng quân sự mới là điều cốt yếu.[/justify][/justify]

[justify][justify]Những năm gần đây Seoul ngày càng tỏ ra tự tin hơn với thực lực quân sự của mình với nhiều loại vũ khí, khí tài trang thiết bị quân sự thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới. Seoul liên tục nhập khẩu vũ khí hiện đại của Mỹ và nhiều cường quốc quân sự khác đã giúp Hàn Quốc chiếm ưu thế về chất lượng so với Triều Tiên.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Tên lửa phòng thủ Patriot của Hàn Quốc nhập từ Mỹ.


[justify][justify]Ngoài ra, một thực tế không thể phủ nhận là thực lực kinh tế cũng như năng lực sản xuất công nghiệp và trình độ khoa học kĩ thuật miền Nam bán đảo Triều Tiên chiếm ưu thế hơn so với miền Bắc. [/justify][/justify]

[justify][justify]Tuy nhiên, ngày 20/5 đài truyền hình Sơn Đông – Trung Quốc phát sóng một phóng sự phân tích cán cân thực lực quân sự hai miền bán đảo Triều Tiên. Dẫn lời một số chuyên gia phân tích, phóng sự này cho rằng thực lực quân sự giữa Bình Nhưỡng với Seoul có một khoảng cách khá xa.[/justify][/justify]

[justify][justify]Sức mạnh không quân Triều Tiên được đánh giá yếu hơn Hàn Quốc bởi hầu hết chiến đấu cơ hiện nay của Triều Tiên đã cũ, chủ yếu được chế tạo vào thập niên 70, 80 của thế kỉ trước trong khi dàn máy bay chiến đấu của Hàn Quốc hầu hết mới nhập khẩu từ Mỹ và một số cường quốc quân sự khác, sức mạnh và năng lực tác chiến vượt trội so với không quân Triều Tiên.
[/justify][/justify]

[justify][/justify]

[justify]Dù số lượng vũ khí của Hàn Quốc ít hơn của Bình Nhưỡng nhưng chúng đều là những trang thiết bị quân sự tối tân. [/justify]

[justify][justify]
[/justify][/justify]

[justify][justify]Hệ thống tên lửa của hải quân Triều Tiên cơ bản là tên lửa thế hệ 1, khi tham gia tác chiến trong điều kiện gây nhiễu điện tử của chiến tranh hiện đại, những tên lửa này rất dễ bị bắn hạ trước khi tiếp cận được mục tiêu. Số tàu chiến, tàu ngầm của Triều Tiên hiện nay chủ yếu được sử dụng vào mục đích tuần tra, trong tác chiến sẽ phải đối mặt với uy hiếp không nhỏ từ tên lửa hải quân Hàn Quốc.[/justify][/justify]

[justify][justify]Cũng trong phóng sự này, một số nhà quan sát nhận định mặc dù Bình Nhưỡng chiếm ưu thế về số lượng so với Seoul, nhưng năng lực tác chiến của quân đội Hàn Quốc cao hơn Triều Tiên và được sự yểm trợ đắc lực của lực lượng quân sự Mỹ một khi xung đột xảy ra nên “chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!” [/justify][/justify]

[justify][/justify]

Các chiến hạm của hải quân Hàn Quốc.


[justify][justify]Dưới góc độ chiến lược quân sự, mặc dù bán đảo Triều Tiên thường xuyên trong tình trạng “căng như dây đàn” nhưng hai bên đều có sự điều chỉnh theo thời gian và thực lực kinh tế. Giới chức quân sự Seoul đã chuyển từ chiến lược phòng ngự tiêu cực của những năm 80 thế kỉ trước sang chiến lược phòng ngự mang tính chất tiến công, nói cách khác Hàn Quốc coi trọng công thủ toàn diện chứ không thiên hẳn về phòng ngự như trước.[/justify][/justify]

[justify][justify]Ngược lại, dưới sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, Bình Nhưỡng đã chuyển từ chiến lược sẵn sàng tấn công sang phòng ngự. Cả hai miền đều có những nỗ lực nhất định nhằm tìm kiếm một giải pháp quân sự thay vì vũ lực để giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên hoạt động này không đạt kết quả như mong muốn.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Lính đặc nhiệm của quân đội Soeul diễn tập chiến thuật.
[justify][justify]
[/justify][/justify]

[justify][justify]Quan sát xu hướng phát triển lực lượng quân sự hai miền Triều Tiên trong những năm qua thấy rằng, trong khi Triều Tiên chủ trương “vũ trang hóa toàn dân, doanh trại hóa toàn quốc, hiện đại hóa trang bị…” mặc dù kinh tế hết sức khó khăn, nhưng hầu như Bình Nhưỡng không cắt giảm chi phí quân sự vốn chiếm một phần khá lớn GDP của mình.[/justify][/justify]

[justify][justify]Từ bài học kinh nghiệm rút ra sau chiến tranh vùng vịnh, Bình Nhưỡng ngày càng chú trọng việc xây dựng các binh chủng thông tin liên lạc, phòng hóa và công binh, chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Tăng chiến trường hiện đại của Hàn Quốc.


[justify][justify]Hàn Quốc theo đuổi mục tiêu xây dựng một quân đội chất lượng, tinh nhuệ và từng bước điều chỉnh tỉ trọng các quân binh chủng theo hướng ưu tiên phát triển lực lượng hải, không quân.[/justify][/justify]

[justify][justify]Sách trắng quốc phòng Hàn Quốc năm ngoái xác định rõ, hoạt động quốc phòng của Seoul ưu tiên chất lượng lực lượng quân sự, trong đó hàm lượng công nghệ cao là yếu tố cốt lõi. Mặt khác, Seoul ngày càng đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí cho quân đội.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Lính đặc nhiệm của quân đội Hàn Quốc nhảy dù làm nhiệm vụ đặc biệt trên biển.


[justify][justify]Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng khó có khả năng xảy ra một cuộc tấn công quân sự trên bán đảo Triều Tiên hiện nay mặc dù tình hình ở đây đang hết sức căng thẳng. Một lẽ đơn giản bởi nếu chỉ “chân tay vo”, có lẽ Seoul không đến nỗi e dè nhưng một điểm ai cũng thấy đó là vũ khí hạt nhân.[/justify][/justify]

[justify][justify]Hiện tại trình độ công nghệ hạt nhân cũng như số, chất lượng vũ khí hủy diệt hàng loạt này của Bình Nhưỡng vẫn là một bí mật mà Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước phương Tây đang tìm kiếm câu trả lời.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Chiến đấu cơ f-15 của không quân Hàn Quốc.


[justify][justify]Nói gì thì nói, Seoul cách biên giới hai miền chưa đầy 50 km, chỉ tính tên lửa tầm ngắn, tầm trung thì thủ đô Hàn Quốc đã nằm gọn trong phạm vi hỏa lực trận địa tên lửa Triều Tiên chứ chưa tính tới vũ khí hạt nhân.[/justify][/justify]

[justify][justify]Đây thực sự là lúc giới chức hai miền phải “cân não” trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào giải quyết căng thẳng sau vụ tàu Cheonan.[/justify][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)