[justify]Mới chỉ mười năm trước đây thôi, khi mà những cái tên như Dolce & Gabbana, Just Cavalli, Louis Vuitton, Versace, Guicci… còn xa lạ thì bạn có ra đường với cả tá đồ hiệu trên người cũng chẳng ai thèm liếc nhìn bạn lấy một lần.
Ấy thế bây giờ, khi lang thang trên phố, chẳng khó khăn gì để thấy những logo LV hay D&G… “to tổ chảng” trên áo, thắt lưng, giầy, túi xách các chàng, nàng “sành điệu”. Có thể khẳng định, chưa bao giờ các thương hiệu thời trang cao cấp của Châu Âu lại được chuộng như thế ở Việt Nam bất kể sự nhập nhằng giữa hàng thật và hàng nhái.[/justify]
[justify]Chạy theo hàng hiệu
Do tiếp xúc thường xuyên với những bộ phim Hollywood, kênh MTV, Fashion TV… đã khiến nhận thức về đồ hiệu thời thượng được rộng rãi trong giới trẻ. Cuộc sống vật chất được định hình, và quần áo là một trong những cách thức được ưa chuộng nhất để thể hiện đẳng cấp.
[/justify]
[justify] [size=2] [/size]
[/justify]
[justify]Hàng hiệu “thật” về Việt Nam hiện nay qua ba đường: do các đại lý chính hãng thành lập kênh phân phối, do các tay buôn đánh từ nước ngoài về và một đường nhỏ hơn là các du học sinh, người du lịch mang về nước.
Hiền, cô sinh viên năm thứ hai trường ĐH Ngoại Thương, nổi tiếng xinh đẹp và sành điệu, cô luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý vì mỗi hôm Hiền lại xuất hiện với một mốt mới, một phong cách mới. Mỗi chiếc áo mà Hiền mặc, giá “mềm” nhất cũng phải từ $ 530 đến $ 1,150, phụ kiện mà Hiền mang trên người giá không hề “phụ” chút nào, chỉ một lọ nước hoa Chloé thôi giá không dưới $200.
Chẳng thua chị kém em, cánh râu mày thời nay ngày càng thích thể hiện đẳng cấp qua những bộ quần áo đắt tiền. Phong mặc dù vẫn còn ngồi trên giảng đường đại học thế nhưng “chàng” lúc nào cũng bóng bẩy trong nhiều món đồ phong cách, mà giá của nó thì cũng “phong cách” chẳng kém. Chàng đặc biệt thích đồ của Dolce & Gabana, chiếc áo mới nhất chàng “tậu” được giá cũng tới $500.[/justify]
[justify]Đồ hiệu mà không phải đồ hiệu
Một người khách nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam đã phải thốt lên khi thấy “đồ hiệu” trở nên “bình dân” đến như vậy. Từ cậu học sinh đạp xe đến trường đến mấy anh thanh niên giữ xe nhà hàng đều mặc đồ “Eo vì” (Luis Vuitton).
[/justify]
[justify] [size=2] [/size]
[/justify]
[justify]Thật dễ hiểu, chỉ cần dạo qua những shop nhỏ trên đường phố Hà Nội: Hàng Bông, Quan Thánh… hay trong Sài Gòn như: Sài Gòn Square, Nguyễn Trãi, Lê Văn Sỹ … hoặc trên các trang web mua bán trên mạng, các chàng, nàng mê “đồ hiệu” tha hồ tậu cho mình nào ví Louis Vuitton, kính, bút Mont Blanc, áo Lacoste…với giá “không thể mềm hơn”. Một chiếc ví hiệu Louis Vuitton “Made in Bến Thành” có giá chưa đến 100.000đ, kính Mont Blanc “chính hiệu hàng nhái” dao động từ khoảng 250.000đ đến 500.000đ…
Hầu hết đều là hàng nhái Made in Quảng Châu (Trung Quốc) được những đầu lậu đưa về nước. Với công nghệ làm nhái “giả như thật”của Trung Quốc đã giúp một số lượng không nhỏ những khách hàng không có điều kiện được tiếp xúc với “đồ hiệu”. Chúng được gọi là “hàng nhái” hay nhẹ nhàng hơn khi chuyển sang tiếng anh là hàng fake.
Một “tay chơi” cho biết: “Căn bản là cái mác đồ hiệu thôi chứ chất lượng như thế nào cũng không đáng quan tâm lắm”. [/justify]
Kết
Ăn ngon mặc đẹp là một nhu cầu tất yếu khi cuộc sống được nâng cao. Thật không có một cái kết nào đẹp hơn bằng chính câu chuyện của bạn