[/size]
Địa chỉ trích dẫn
Chú ý Địa chỉ này vần có hiệu lực trước 23:59:59
Lên thành phố ôn thi đại học sau một hoặc vài kì thi trượt, một bộ phận sĩ tử coi đây là cơ hội để được sống theo ý thích của mình.
Trong các xóm trọ sinh viên cũng có những cặp "vợ chồng" đang ôn thi đại học. (Ảnh minh họa) |
Chí đã bắt đầu quãng thời gian ôn thi ĐH của mình bằng một mối tình. Cậu quen bạn gái từ dạo sau Tết, trong một lò luyện thi ở ngõ 336 Nguyễn Trãi. Buổi học đầu tiên, Chí vô tình ngồi cạnh bạn gái tương lai vì hết chỗ.
Sau vài câu chào hỏi, buổi học biến thành buổi tâm sự, sự cảm thông đã sớm nảy nở vì cả hai cùng học khối A, cùng chung một "chí hướng" muốn được ngồi trên ghế giảng đường.
Mới xa gia đình đi học được ba tháng, yêu nhau cũng gần được ngần ấy thời gian nhưng Chí và người yêu đã dọn về ở chung với nhau được một tháng.
“Thuyết phục người yêu nhanh thế à?”, tôi hỏi. Chí cười: “Hai đứa cùng học một khối, ở với nhau, ôn với nhau, chả tiện hơn à? Thời buổi “thóc cao gạo kém” thế này cũng phải dựa vào nhau để sống. Với lại, bọn mình chẳng có người thân, ít bạn bè, thuê nhà một mình đắt, ở một mình buồn. Về với nhau lợi cả trăm đường”.
Nhưng cậu cũng thú nhận: “Mình đi ôn thi mà lại sống với người yêu, ban đầu cũng suy nghĩ phết đấy. Nhưng thôi, mấy khi được như vậy, cứ tặc lưỡi là làm”.
Người yêu Chí có vẻ hơi ngây ngô, bộc tuệch nhưng không nhút nhát. Chí gọi người yêu là “nó”: “Nếu không có lần đi thi ĐH rồi trượt “thẳng cẳng” năm ngoái có khi nó không biết “mặt mũi” Hà Nội là như thế nào”, cậu cười ha hả. Cô bé ngồi sau đấm thùm thụp vào lưng cậu rồi khoặm mặt lại, cười tủm.
Đây là năm thứ 2 Chí phải khăn gói rời mảnh đất Lạc Sơn (Hòa Bình) lên đường xuống Thủ đô ôn thi. Hai năm liền thi ĐH Giao thông không đỗ, năm nay, Chí vẫn muốn thi vào đây, nhưng chọn khoa thấp điểm hơn. Bạn gái Chí quê Hải Hậu (Nam Định), muốn thi vào khoa Dệt may, ĐH Công nghiệp nhưng đang lo sức yếu sợ không gồng lên nổi.
“Thế này không sợ bố mẹ biết à?”, bạn gái Chí nói lí nhí nhưng rành rọt từng chữ: "Bố mẹ em không lên đây đâu”. Còn Chí đã có kinh nghiệm 2 năm ở trọ nên có vẻ khá thoải mái: “Mình tính hết rồi, phải chắc ăn thì mới làm. Nói thật là bố mẹ mình chẳng biết trên đời có những chuyện như thế này”.
Từ ngày sống chung, đôi bạn lười đi học hẳn. Thời gian để yêu đã chiếm gần hết ngày. Chí cũng có lúc tỏ ra lo lắng: “Bọn này đang tính nghỉ đến giữa tháng 4 thôi, rồi phải đi học lại. Nhỡ mà thi không đỗ thì…”. Cậu ngập ngừng, vẻ suy tư: “Nếu năm nay lại không đỗ, thì thôi hẳn. Bố mẹ cũng không cho thi nữa. Mình cũng phải tìm nghề mà học hoặc đi làm thôi, không “trốn tránh” trách nhiệm kiếm tiền mãi được”.
Mỗi tháng, Chí và người yêu được bố mẹ cho 1 triệu. Mỗi đứa hết khoảng 300 ngàn tiền học, 200 ngàn tiền nhà. Còn 1 triệu để chi tiêu. “Hơi bí nhưng được ở với người yêu, mọi thứ cũng tiêu tan”, Chí hể hả.
Bạn Nhật, sinh viên trường Bưu chính, cùng xóm trọ với Chí chỉ cười khi được hỏi về đôi bạn: “Thực ra, chuyện sống thử không có gì lạ nữa, nhưng vì hai đứa này còn nhỏ mà như thế nên cả xóm cũng thấy… vui vui. Thỉnh thoảng lại có chuyện để bàn”.
Rồi Nhật nói thêm: “Mình nghĩ tụi này chỉ được một thời gian. Tiền hết sẽ lại cãi nhau như sinh viên sống thử mà thôi. Thi xong là mỗi đứa lại mỗi ngả ấy mà”.
Sống thử theo kiểu của Chí giờ không còn an toàn đối với những cậu ấm cô chiêu bị cha mẹ quản chặt. Những cặp đôi “tiền ét vê” này chỉ sống thử theo… giờ. Ôn thi ĐH trên trường Sư phạm, thuê nhà một mình ở Đào Tấn, điều kiện khá giả nên Hoàng có cơ hội để gần gũi bạn gái.
Nhưng bố Hoàng hay đi công tác từ Tuyên Quang xuống Hà Nội nên thường xuyên qua thăm con, việc Hoàng mang bạn gái về ở cùng là không thể. Hoàng đi học ôn vào tầm tối, bạn gái học nửa ngày ở trường cao đẳng, nửa ngày đến với Hoàng. Thi thoảng có tối đi học về, bạn gái lại theo Hoàng vào nhà nhưng không ai biết.
“Làm thế cho chắc ăn. Nếu bố mẹ biết chuyện thì hoặc là phải vào nhà người thân ở, hoặc phải về”, Hoàng nói.
Đang dần sinh viên hóa
Vào các xóm trọ sinh viên ở thời điểm này thấy lượng sĩ tử đi ôn thi khá nhiều, ở trọ dưới mọi hình thức: thuê phòng riêng, ở nhờ người thân hoặc thuê nhà một mình nếu có điều kiện. Có một điều dễ nhận thấy là thời gian đi ôn thi không lâu, nhưng đời sống của những học sinh “lớp 13”, “lớp 14” này bị ảnh hưởng nhiều bởi các anh chị sinh viên.
Đang ôn thi ĐH nhưng có nhiều sĩ tử ham nhậu nhẹt, chơi bời. |
Mỗi tháng, bố mẹ cho Công 1,4 triệu để ăn, học. Tháng đầu Công còn đi học chăm, nhưng tháng thứ 2, Công ở nhà nhiều, tiền học bị rút dần đi để tiền lô đội lên. Vì thế, chưa thành “ét vê” nhưng Công đã mắc “’bệnh sinh viên” khá nghiêm trọng: “nghiện lô đề” và “viêm màng túi” nặng.
Bạn bè đã đỗ ĐH năm ngoái cũng ở trên Hà Nội nhiều, biết tin Công lên ôn thi, những cuộc nhậu nhẹt cũng thường xuyên diễn ra.
Đi ôn thi, thời gian học thường rơi vào buổi tối nên ban ngày, thay vì cảm thấy gấp gáp, vội vã, các học sinh lớp 13 lười biếng khá là rảnh rỗi. Nhiều bạn đâm ra “nghiện game”, giết thời gian ở các quán Net.
Anh Long, chủ quán Net siêu tốc trong ngõ 389 Cầu Giấy đã thấy nhiều sĩ tử thay vì cày nát sách vở đã phá cả bàn phím của anh khi chơi game thua. “Có chú em ngồi từ sáng tới tối, bạn gọi đi học liền chửi bạn làm mình mất tập trung rồi tắt điện thoại chơi tiếp”, anh kể.
Lần đầu, anh không biết cậu này đi ôn thi. Nhưng 2 năm nay, cứ vào tầm sau Tết mới thấy hắn xuất hiện và mọc rễ ở nhà mình. Có hôm thấy cậu đứng dậy trả tiền Net rồi thất thểu đi ra, anh gọi giật lại hỏi mới biết hắn đang có “tiềm năng, tố chất sinh viên” trong người.
Anh Long đã tiếp xúc với nhiều loại sinh viên, học sinh, nhất là với đối tượng “lớp 13” này, anh cho đây là đối tượng khá nhạy cảm: “Dù mục đích đã rõ ràng là đi ôn thi để thi cho đỗ nhưng bọn này thường có tâm lý bất ổn, lo lắng. Lại lần đầu xa nhà nên chả khác gì chim được sổ lồng. Nếu không giữ mình, không có đủ quyết tâm thì đây là cơ hội để chúng thỏa mãn những mong muốn bị kìm nén”, anh tâm sự.