Phương pháp vỗ lưng tống dị vật ra khỏi đường thở cho trẻ dưới 2 tuổi. Ảnh minh họa |
[justify]Xẹp phổi vì hóc xương[/justify]
[justify]BV Nhi Đồng 1 TP HCM vừa cấp cứu một trường hợp bị xẹp phổi do hóc dị vật. Bệnh nhi là bé Mạnh Quỳnh, 13 tháng tuổi, ngụ tại Bạc Liêu. Trước đó, bé bị ho, sốt và được phòng mạch tư chẩn đoán viêm phổi. Sau một tuần điều trị mà bệnh tình không đỡ, gia đình cho con nhập viện và điều trị nhiều lần tại BVĐK Bạc Liêu nhưng tình trạng viêm phổi vẫn tái phát.[/justify]
[justify]Tại Khoa Nội tổng quát 2 BV Nhi Đồng 1, khai thác bệnh sử đã ghi nhận có một lần cách đây 4 tháng bé bị sặc cháo. Sau khi khám và chụp XQ ngực, bác sỹ phát hiện bé bị viêm xẹp phổi thùy giữa phải do có một dị vật dạng xương ở phế quản trung gian phải. Ngay lập tức, bé được nội soi phế quản và bác sỹ đã gắp ra một mảnh xương lợn có kích thước 0,3 x 0,5cm. Sau nội soi tình hình sức khỏe của bé đã ổn định dần, tình trạng viêm phổi cải thiện nhanh chóng.[/justify]
[justify]Theo Ths.BS Đinh Thạc (BV Nhi Đồng 1), dị vật đường thở thường gặp ở trẻ lứa tuổi ăn dặm đến khoảng 3 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ thường tò mò, thích nhét các loại đồ vật lạ vào miệng hoặc mũi, vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị dị vật xâm nhập vào đường thở, gây khó thở đôi khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.[/justify]
[justify]
[justify]Cách sơ cứu[/justify]
[justify]Cũng theo BS Đinh Thạc, những dấu hiệu gợi ý trẻ mắc dị vật đường thở bao gồm: Trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái, sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.[/justify]
[justify]Nguyên tắc chung khi gặp tình huống dị vật đường thở ở trẻ em, cha mẹ phải thật bình tĩnh để nhận định có phải trẻ bị hóc sặc dị vật đường thở không. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở phải nhanh chóng xử trí sơ cứu không để trẻ ngạt thở, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn hay có thể làm trầy xước, chấn thương vùng hầu họng của trẻ. Cha mẹ cũng có thể áp dụng những phương pháp sau để lấy dị vật cho trẻ:[/justify]
[justify]Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:[/justify]
[justify]Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái. Dùng gót tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú một khoát ngón tay.[/justify]
[justify]Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 - 6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở. Trong trường hợp nếu trẻ nói được, khóc được cần đưa trẻ đến ngay đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và gắp dị vật ra.[/justify]
[justify]Với trẻ lớn dùng thủ thuật Heimlich:[/justify]
[justify]Trẻ còn tỉnh: Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ, nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức phía trên rốn. Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên, mạnh và nhanh.[/justify]
[justify]Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở. Nếu việc sơ cứu tống xuất dị vật khỏi đường thở không đạt kết quả, phụ huynh phải tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để soi gắp dị vật.[/justify]
[justify]
[justify]“Với những trẻ đã ăn dặm, khi nấu cháo, phụ huynh cần hết sức cẩn thận với những mảnh xương bị vỡ rơi ra sẽ dễ dàng gây sặc và gây viêm phổi cho các bé. Phụ huynh cũng cần ghi nhớ để thông báo ngay cho các bác sĩ điều trị để có hướng xử trí thích hợp nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm”, BS Đinh Thạc cho hay.[/justify] |
Hải Long