[justify]Yêu quá hóa cuồng[/justify]
[justify]
Lê Thanh Tuyền tại phiên tòa |
[justify]Khi biết người yêu không thể "thuyết phục" gia đình, V. đã đi đến quyết định: "Tôi và nàng sẽ chết để mãi mãi được ở bên nhau". Vào lúc 3 giờ sáng ngày 15/4/2010, V. và H. xảy ra cuộc cãi nhau nhưng nhiều người tại xóm trọ nghĩ rằng đó cũng chỉ là những cuộc cãi vã thông thường như bao cặp vợ chồng công nhân tại đây. ít ai nghĩ tới V. đã sát hại H. rồi sau đó tự tử để hai người “mãi mãi bên nhau”. Đến sáng hôm sau, V. khóa cửa phòng, ra đường Huỳnh Tấn Phát lao đầu vào xe tải với ý định tự vẫn, nhưng không thành. Đến trưa cùng ngày, V. tiếp tục lao đầu vào xe tải tự vẫn và lần này đã không qua khỏi.[/justify]
[justify]Trong bức thư tuyệt mệnh, V. có viết: "Tôi và nàng yêu nhau chỉ đôi bàn tay trắng, ước mơ cũng bình thường như bao đôi trai gái trên cõi đời này. Bình thường và giản dị vô cùng, nhưng điều này đã không thành hiện thực. Rất đơn giản vì tôi quá nghèo nên gia đình vợ tôi (mặc dù chưa cưới nhưng vợ chồng tôi đã chung sống và nguyện thề sống chết cùng nhau) đã nguyền rủa, xua đuổi và chia ly giữa chúng tôi". Đoạn cuối bức thư, V. nói lời xin lỗi đến chủ xóm trọ rằng" “bọn em không muốn thế đâu, nhưng hết đường rồi bọn em mới làm như vậy". Và rồi V. cũng không quên để lại lời di chúc đầy “triết lý”: "Cầu mong cho bà con ở xóm trọ này luôn hạnh phúc, "giàu có". à không! cần gì giàu có để làm gì cứ giàu tình người là điều đắt giá nhất”!.[/justify]
[justify]Không còn cơ hội chuộc lỗi[/justify]
[justify]Chỉ vì ghen tuông trong tình yêu mà Lê Thanh Tuyền (sinh năm 1981, là điều dưỡng tại Bệnh viện huyện Châu Độc, An Giang) quyết định ra tay giết chết người yêu bằng những hành động hết sức dã man. Trước khi tìm đến cái chết, Tuyền viết thư để lại cho người thân và uống thuốc để tự tử nhưng không thành. Vậy mà, tại phiên toà xét xử về hành vị giết người của mình, Tuyền cúi mặt, tay bíu chặt vào vành móng ngựa, giọng trầm xuống: "Bị cáo không muốn chết, bởi vì bị cáo còn mắc nợ nhiều người… Bị cáo muốn sống để trả hiếu cho gia đình. Thời gian tạm giữ bị cáo đã suy nghĩ rất nhiều về lỗi lầm của mình. Chính vì tình yêu mà bị cáo mê muội không kìm chế được…"[/justify]
[justify]Câu chuyện được bắt đầu vào năm 2005, Lê Thanh Tuyền đã quen biết và yêu Nguyễn Văn K. (sinh năm 1985) là sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Theo tiếng gọi của tình yêu, Tuyền từ bỏ gia đình và sự nghiệp theo K. lên TP.HCM thuê phòng trọ cùng nhau chung sống. Ban ngày, Tuyền đi ôn thi đại học, tối đi làm thêm kiếm sống. Đến năm 2007, K. thường hay đi chơi khuya, hay trao đổi điện thoại với người khác và có lần Tuyền bắt gặp K. chở một cô gái với vẻ rất thân mật nên giữa hai người bắt đầu có mâu thuẫn. Nghi ngờ K. đã phụ tình nên Tuyền quyết định giết K. rồi tự tử.[/justify]
[justify]Ngày 14/3/2007, khi K. đi nhậu về phòng trọ thì giữa hai người lại xảy ra cãi nhau. Nấu cháo cho K. xong, Tuyền lấy 14 viên thuốc ngủ nghiền nát rồi lén bỏ vào bát cháo đưa cho người yêu ăn. Được khoảng 10 phút, K. kêu mệt, Tuyền truyền nước loại Tothema (dạng ống) cho K. khỏe lại nhưng thực chất cố tình cho không khí ở ngoài tràn vào tạo nghẽn tĩnh mạch, tim ngừng đập mà chết. Sau đó Tuyền viết tuyệt mệnh với dòng cuối thư: "Xin lỗi ba má hai bên gia đình, chúng con yêu nhau thì mãi mãi không thể xa nhau, phải chết cùng nhau. Vĩnh biệt". Sau đó Tuyền uống 16 viên Paradol để tự tử.[/justify]
[justify]Đúng lúc đó K. hết ngấm thuốc tỉnh dậy la ó, chửi mắng. Sợ bị phát hiện nên Tuyền lấy con dao Thái Lan đâm nhiều nhát vào ngực K. cho đến khi chết hẳn rồi lấy chăn phủ kín người nạn nhân. Sau đó Tuyền nằm bên cạnh K. và ngất đi. Sáng hôm sau, tỉnh dậy biết mình chưa chết nên Tuyền muốn uống thuốc tự tử một lần nữa. Do bị choáng không đi mua thuốc được nên Tuyền nhờ người bạn gái mua cho thuốc cảm và nước ngọt có gas. Khi người bạn này mang thuốc đến cho Tuyền thì phát hiện thấy K. nằm chết nên đã truy hô, đồng thời báo lên cơ quan chức năng.[/justify]
[justify]Tại phiên tòa ngày 16/1/2010, Tuyền nói trong nghẹn ngào: "Bị cáo rất buồn khổ vì đã hy sinh cả sự nghiệp, hy sinh chữ hiếu và cả một đời con gái cho anh ấy, mà sao anh ấy lại phụ bạc như vậy? Bị cáo và anh ấy sống cùng nhau thì chết cũng cùng nhau, chứ không muốn anh ấy thuộc về người phụ nữ khác. Vì vậy bị cáo đã nghĩ tới việc giết anh ấy và tự tử "…[/justify]
[justify]HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Tuyền với mức án tử hình. Biết rằng, gây tội thì phải đền tội nhưng những người dự phiên tòa vẫn cảm thấy ngậm ngùi luyến tiếc vì khi vừa mới ngộ ra tội ác của mình thì Tuyền không còn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.[/justify]
[justify]Tìm lời giải những bi kịch “vợ chồng hờ”[/justify]
[justify]Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Truyền Thông Tư Vấn & Đào Tạo ý Tưởng Việt) phân tích nguyên nhân: Dù với lí do nào đi nữa thì không phủ nhận rằng, trong tình yêu sự ích kỷ, chiếm hữu là rất lớn, cảm giác "thuộc về" nhiều khi lấn át cả lí trí. Huống chi khi người mình yêu thân mật với người khác cho nên sự ích kỷ, ghen tuông cộng với suy nghĩ như mình "bị ra rìa" đã làm tăng lên gấp bội phần làm động cơ khiến cho sát thủ ra tay.[/justify]
[justify]Ngoài ra, có nhiều đối tượng sau khi "cuồng sát" đã bộc bạch rằng họ cũng không muốn làm như vậy nhưng không hiểu sao, không thể dừng lại, không thể kiểm soát hành vi của mình. Có khả năng đối tượng có hệ thần kinh yếu, rất dễ bị kích động, kiềm chế rất kém. Ngay khi họ có suy nghĩ "sẽ trừng phạt" kẻ phản bội mình, lí trí lập tức chỉ nghĩ đến vấn đề đó mà không bị những suy nghĩ tích cực khác chi phối. Hệ thần kinh yếu đã tồn tại từ rất lâu nhưng cả gia đình, bạn bè và thậm chí ngay chính bản thân đối tượng không nhận ra rõ được vấn đề để đến khi sự việc đã diễn ra thì ăn năn, hối hận cũng đã rất muộn màng.[/justify]
[justify]Cái quan trọng nhất mà nhà Xã hội học và Tâm lý học đề nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến cuồng sát của những cô cậu sinh viên là cuộc sống khá cô lập, ít bạn bè thân thiết cho nên khi có những "u uất" trong lòng hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc thì không có ai định hướng, giải tỏa.[/justify]
[justify]Tuổi trẻ có nhiệt huyết và nhiều sáng tạo nhưng cũng rất dễ bốc đồng, thiếu trải nghiệm. Để tránh những bi kịch nghiệt ngã xảy ra, cha mẹ cũng cần học cách chấp nhận và đồng cảm với con mình. Chính sự đồng cảm, gần gũi quan tâm của người thân là một trong những cách giúp con mình nhận ra khủng hoảng và biết cách vượt qua.[/justify]