[justify]Những trường hợp buộc phải qua công đoạn sinh mổ (C - Section)[/justify]
[justify]- Cơ thể sản phụ không làm được chức năng sinh sản sinh học bình thường, xương chậu nhỏ, hẹp hoặc mất cân đối xương chậu (Cephalopelvic disproportion), chiếm khoảng 30%.[/justify]
[justify]- Đã có trên hai lần phải sinh bằng kĩ thuật C – Section (khoảng 30%). Thực tế có nhiều trường hợp phụ nữ đã qua mổ đẻ bình thường (không phải cấp cứu) vẫn có thể sinh con an toàn qua đường âm đạo.[/justify]
[justify]- Trường hợp ngôi thai không thuận, chân ra trước, nhất là ở trường hợp sinh non buộc bác sĩ phải dùng đến kĩ thuật mổ.[/justify]
[justify]- Kỹ thuật mổ C – Section rất cần cho trường hợp thai nhi gặp nạn, sức khỏe thai nhi quá yếu do thiếu ôxy gây nên bởi cơ thể người mẹ gặp rủi ro, đau đẻ kéo dài hay nhiễm trùng.[/justify]
[justify]- Hiện tượng nhau thai tách sớm hoặc nhau tiền đạo, đây là hiện tượng xảy ra khi nhau bám vào gần lỗ tử cung, sự che phủ hoàn toàn lỗ tử cung bằng nhau thai gọi là nhau tiền đạo.[/justify]
[justify]Rủi ro của hiện tượng này làm vỡ mạch máu gây xuất huyết ồ ạt và có thể gây tử vong cho cả mẹ hoặc thai nhi nên việc mổ là cần thiết.[/justify]
Sinh mổ sẽ đau hơn sinh qua âm đạo và ngay sau khi sinh người mẹ phải đảm nhận nhiều việc,
nhất là việc chăm sóc em bé nên lại càng vất vả hơn. (ảnh minh họa).
[justify]Thủ thuật mổ được tiến hành như thế nào?[/justify]
[justify]Sau khi xác định được việc mổ là cần thiết, bác sĩ tiến hành gây tê, thường là gây tê ngoài màng cứng (anesthesia), tiêm mũi gây tê vào cột sống.[/justify]
[justify]Trong trường hợp cấp cứu, việc gây mê tổng thể là rất cần để đảm bảo an toàn cho người mẹ.[/justify]
[justify]Sau khi theo dõi sản phụ các bác sĩ biết chắc chắn việc gây tê đạt kết quả thì việc mổ được bắt đầu.[/justify]
[justify]Bác sĩ phẫu thuật tiến hành một vết mổ ở bụng dưới, tiếp đến là một vết mổ ở phân khúc thấp hơn tử cung để lấy em bé ra, sản phụ cũng có cảm nhận được khi đứa trẻ được lấy ra khỏi dạ con, thời gian kéo dài chừng 3 phút.[/justify]
[justify]Do không có được lợi thế như việc sinh con bằng đường âm đạo nên người ta phải tiến hành các bước hỗ trợ làm sạch chất lỏng dư thừa có trong miệng, mũi và đường hô hấp của đứa trẻ và khi nghe tiếng khóc của trẻ chứng tỏ ca mổ đã thành công. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ tiến hành khâu vết mổ, còn em bé sẽ được các hộ lí chăm sóc. [/justify]
[justify]Các bước hồi phục sau sinh mổ[/justify]
[justify]Phải nói ngay rằng sinh mổ sẽ đau hơn sinh qua âm đạo và ngay sau khi sinh người mẹ phải đảm nhận nhiều việc, nhất là việc chăm sóc em bé nên lại càng vất vả hơn. Để hỗ trợ, bác sĩ tư vấn những việc cần làm để điều dưỡng, kèm theo thuốc để giảm đau, chống viêm nhiễm và không gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.[/justify]
[justify]Vết mổ có thể đau một thời gian, khi lành có thể để lại sẹo. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tấy đỏ hoặc viêm nhiễm. Nên báo cho bác sĩ biết để khắc phục.[/justify]
[justify]Thông thường, bác sĩ tiến hành rửa vết mổ, kèm theo việc uống thuốc để giúp vết mổ nhanh lành, vài tháng vết mổ sẽ mờ dần.[/justify]
[justify]Sinh con phải mổ không ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục[/justify]
[justify]Do không tác động tới âm đạo, không bị chấn thương cục bộ nên không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Khoái cảm đến nhanh hơn, không đau như những người sinh con bình thường.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, những người sinh mổ bắt buộc phải trải qua giai đoạn phục hồi, giúp vết mổ lên da non và cổ tử cung trở lại trạng thái bình thường. Thời gian này kéo dài chừng 4 tuần, nếu cần sản phụ có thể tư vấn bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cá nhân và giúp cho việc nuôi con được dễ hơn.[/justify]
[justify]Làm gì để giảm bớt biến chứng sau khi sinh mổ[/justify]
[justify]Điều trước tiên bà bầu cần làm là chuẩn bị tinh thần cho tốt, nên tư vấn bác sĩ, tham gia các lớp tập huấn tiền sản, tìm hiểu thông tin, sách báo những gì có liên quan đến kĩ thuật này và tâm sự cùng chồng, người thân để được hỗ trợ về mặt tinh thần, và cuối cùng, nên chọn bác sĩ có tay nghề, cơ sở y tế tin cậy để vượt cạn.[/justify]