[justify]Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật.[/justify]
[justify]Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay. [/justify]
[justify]Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện.[/justify]
Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa |
[justify]Tuy nhiên, máy bay tàng hình không hẳn là không có điểm yếu, máy bay tàng hình bay trong đội hình phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau, mở radar phát sóng để tìm kiếm mục tiêu tạo nên những bức xạ điện từ trong không khí. [/justify]
[justify]Đây chính là “nhược điểm lớn nhất” máy bay tàng hình, qua đó một số quốc gia đã phát triển thành công các hệ thống trinh sát điện từ (tìm kiếm, bắt tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay tàng hình) chuyên trị loại vũ khí nguy hiểm này. [/justify]
[justify]Một trong những quốc gia đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này là Ukraine với hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga. [/justify]
[justify]Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspetsexport. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000.[/justify]
[justify]Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012. [/justify]
Các thành phần trong hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga chuyên bắt máy bay tàng hình. |
[justify]Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu. [/justify]
[justify]Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6. [/justify]
[justify]Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.[/justify]
Với Kolchuga, phòng không Việt Nam có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình nếu phải đối đầu. |
[justify]Mặt khác do không chủ động phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay đối phương nên nó “miễn nhiễm” với các loại tên lửa chống radar hoạt động theo nguyên lý bám theo cánh sóng radar.[/justify]
[justify]Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Cộng hòa Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay. Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga.[/justify]