[justify]Theo như mô tả vị sư sành điệu này đeo rất nhiều trang sức đắt tiền, điểm xuyết bởi một đồng hồ nạm vàng sáng loáng cùng với một chú tiểu bước vào tổ hợp mua bán đắt tiền People’s Park tại Bắc Kinh.
![](http://vzone.vn/Resources/2009_08_13/10873/a5.jpg)
| Sư thầy bước vào trung tâm mua sắm People's Park
| Sau một hồi xem qua một số đồ hiệu đắt tiền, nhà sư chỉ hỏi người bàn hàng một số câu hỏi về xuất xứ hàng hóa rồi đi khỏi cửa hàng mà không mua gì cả. Những người chứng kiến cảnh tượng này chỉ tự đặt ra câu hổi liệu đây có thật sự có phải là sư?.
![](http://vzone.vn/Resources/2009_08_13/10873/a1.jpg)
| Mọi người ngạc nhiên trước hàng hiệu ông vận trên người
|
![](http://vzone.vn/Resources/2009_08_13/10873/a2.jpg)
| Chỉ xem qua một số mẫu ví đắt tiền nhưng không mua gì cả
| Chuyện các sư trụ trì trở nên giàu có cũng không phải là hiếm ở Trung Quốc. Mức sống của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhất thế giới này ngày càng cao, 'phú quí sinh lễ nghĩa' – từ các bà, các mẹ cho đến các nhà doanh nghiệp thành danh không tiếc tiền của để lập đàn, cúng sao giải hạn hay góp tiền công đức để xây dựng lại miếu mạo đền chùa.
![](http://vzone.vn/Resources/2009_08_13/10873/s1.jpg)
| Giờ đây chuyện sư sắm xe hơi riêng không phải là hiếm
| Theo ước tính, trung bình mỗi người dân Bắc Kinh tiêu tốn một khoản tiền khoảng 50 đô-la một năm cho các hoạt động tín ngưỡng, nếu nhân với dân số 13 triệu người của thành phố này thì đây quả là một con số khổng lồ.
Một người trong ngành phật giáo Trung Quốc cho biết việc theo nghề sư sãi ở Trung Quốc không phải là dễ. Đặc biệt việc xin 'biên chế' tại các chùa 'điểm' tại trung tâm thành phố còn khó hơn cả việc lên trời. Các quĩ công đức của các chùa này là vô cùng lớn, bên cạnh việc cúng sao giải hạn thì nguồn thu chủ yếu đến từ du khách tứ phương đến vãn cảnh chùa, đặc biệt là khách phương tây[/justify] |