Inforgraphic trong bài viết sẽ cung cấp những góc nhìn cụ thể và chân thực hơn về sự khác biệt giữa Hành tinh đỏ - Sao Hỏa và Trái Đất, cái nôi nuôi dưỡng con người suốt hàng trăm triệu năm nay.
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, (Tiếng Anh: Mars) là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Sở dĩ có tên gọi Hành tinh Đỏ bởi sắt ôxít xuất hiện trên hầu như toàn bộ bề mặt hành tinh làm nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng.
Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, với những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất.
Sao Hỏa có hai vệ tinh, Phobos và Deimos, chúng là các vệ tinh nhỏ và dị hình.
Sao Hỏa có hai vệ tinh, Phobos và Deimos, chúng là các vệ tinh nhỏ và dị hình. Đây có thể là các tiểu hành tinh bị Hỏa Tinh bắt được, tương tự như 5261 Eureka-một tiểu hành tinh Trojan của Hỏa Tinh.
Cho đến nay con người đã tiếp cận được với bề mặt Sao Hỏa thông qua robot tự hành thám hiểm Sao Hỏa Opportunity và hiện có ba tàu quỹ đạo còn hoạt động đang bay quanh Sao Hỏa là Mars Odyssey, Mars Express, và Mars Reconnaissance Orbiter.
Thông qua những phương tiện tiếp cận như vậy, con người đã ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng hơn về Sao Hỏa và dần tìm ra được những manh mối quan trọng giúp xác định Sao Hỏa liệu có thực sự tồn tại sự sống hay không.
Những tên gọi và phát hiện khoa học có vẻ sẽ rất khó hiểu đối với nhiều người. Tuy nhiên nếu muốn tìm hiểu một cách sơ lược về Hành tinh Đỏ, bạn cũng có thể theo dõi Inforgraphic so sánh giữa Sao Hỏa và Trái Đất dưới đây.
Diện tích đất trên Trái Đất gần giống với trên sao Hỏa.
Sao Hỏa chỉ chiếm 15% thể tích Trái Đất.
Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về khả năng lõi của sao Hỏa là rắn, lỏng hay nước.
Độ nghiêng tương đồng cho thấy, sao Hỏa có mùa giống Trái Đất.
Bầu khí quyển của Trái Đất dày hơn gần 100 lần bầu khí quyển của sao Hỏa.
Ở sao Hỏa, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác nhẹ hơn tận 62,5% so với ở Trái Đất.
Theo : Trí Thức Trẻ