Thời trang - làm đẹp 2008-07-25 08:30:10

Sành đồ hiệu


[size=3][size=4]Sành đồ hiệu [/size][/size]
Theo SK&ÐS
[size=2] [/size]
[size=2] [/size]
[size=2]
[/size]
[size=2] [/size][size=2]Những mặt hàng thời trang của các hãng có thương hiệu trên thế giới xưa nay vẫn tồn tại dưới khái niệm "đồ hiệu đắt và sang trọng" nên chỉ dành cho những người giàu có. Xã hội phát triển, mức sống và thu nhập của người dân dược nâng cao, khái niệm đồ hiệu giờ cũng đã khác.[/size]
[size=2] [/size] [size=2] [/size]
[size=2] [/size]
[size=2] [size=2]Đồ hiệu không còn xa vời
[/size]
[/size][size=2][size=2]
Theo dân nghiền đồ hiệu, một sản phẩm được xếp vào đẳng cấp hàng hiệu, phải có 4 tiêu chuẩn. Thứ nhất, phải có chất lượng trên cả tuyệt hảo. Thứ hai, phải độc đáo và hiếm. Thứ ba, phải tôn được vị thế của người sử dụng. Và cuối cùng, nó phải làm cho chủ nhân trở nên nổi bật, làm cho họ cảm thấy mình thật đặc biệt.

10 năm trước, những hãng thời trang tên tuổi như Dolce & Gabbana, Roberto Cavalli, Prada, Gianni Versace, Armani, Burberry, Gucci… được người Việt Nam cho là những thứ hàng xa xỉ ở đẳng cấp cao. Chả mấy người dám nghĩ tới chuyện phải bỏ ra vài tháng lương mới mua được một cái áo hay một chiếc quần đồ hiệu. Các shop chuyên kinh doanh đồ hiệu ở Hà Nội chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng hiện nay, mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng. Giờ đây, việc sở hữu một món đồ hiệu đã là điều rất đỗi bình thường. Dọc các con phố Hàng Bài, Phố Huế, Hàng Bông hay tại các trung tâm mua sắm như Vincom, BigC, Tràng Tiền Plaza, Ruby plaza, Pakson… các shop đồ hiệu san sát.

Dân sành đồ hiệu chia làm hai quan niệm: Một là dùng món đồ cực đắt, cực hiếm, mua tận ở nước ngoài, chỉ có những người thật sành mới cảm nhận được đó là hàng hiệu. Hai là, thời trang cũng như những món ăn hàng ngày và khi đồ hiệu không còn là thứ được tôn vinh, thì việc hiệu hay không hiệu chẳng quan trọng. Và đối tượng này ngày càng tăng, giá trị đồ hiệu dần bị mai một.

Đồ hiệu rất cần thượng đế

Nhiều shop thời trang đồ hiệu sang trọng bày ra như thể chỉ làm dáng, chứ con số những người rút tiền ra mua không nhiều. Số đông họ ngại bước vào các cửa hàng đó vì sợ không đủ tiền. Thực ra đồ hiệu bây giờ không quá đắt đỏ, nhưng phải là dân thật sành điệu mới thấy hết được giá trị thật của cái áo hay quần trông đơn giản thế này mà giá cũng vài trăm đô-la. Thế nhưng dân sành lại không nhiều. Những shop đồ hiệu thuê chỗ mỗi tháng đến cả chục triệu đồng không chỉ để phục vụ một ít người, làm sao đủ chi phí duy trì kinh doanh chưa nói gì đến chuyện lỗ lãi.

Thay vì "săn" đồ hiệu, giờ đây, chính những thượng đế lại trở thành đối tượng săn đón của giới kinh doanh. Nhiều shop còn có cả danh bạ những khách hàng có khi chỉ mới mua đồ một hai lần, có hàng mới về là gọi điện thông báo hoặc lâu không thấy anh chị đi xem đồ thì nhắc khéo. Cũng có những shop phải dùng cả chiêu giảm giá, hoặc trương biển lớn "Hàng hiệu giá rẻ" hay "Hàng hiệu xách tay chỉ 300.000 đồng" để câu khách vào xem biết đâu khéo tán họ bùi tai lại rút tiền ra mua hàng thì tốt hơn cả.

Chớ mua phải hàng hiệu rởm

Trong khi dân sành đồ hiệu thứ thiệt dần thờ ơ với hàng hiệu thì giới 8X, 9X ngày càng sính dùng hàng hiệu. Có người còn theo tour du lịch nước ngoài giảm giá, chủ yếu để sắm hàng hiệu cho được xịn, nếu đúng phải kỳ giảm giá của các hãng thì đại thành công.

Xu hướng này đã tạo ra một cơ hội vô cùng béo bở cho dân bán hàng hiểu tâm lý sính hàng hiệu, hàng xách tay của các thượng đế để dễ dàng tung hỏa mù. Đã có nhiều người ở nước ngoài đến Việt Nam rất ngạc nhiên vì sao cùng là một chiếc túi da của hãng Louis Vuittion mua tại Mỹ hay Pháp có giá hàng nghìn USD mà khi về Việt Nam giá chỉ vài triệu đồng. Chỉ đơn giản một điều tại Việt Nam hàng hiệu rởm và nhái trà trộn nhiều vô kể. Có nhiều shop thời trang có tiếng là bán hàng hiệu giá rẻ để thu hút khách. Hàng ở đây được giới thiệu là đồ chính hãng, do sản xuất dư số lượng nên chuyển về nước ta, do đó chất lượng xịn nhưng giá rất mềm.

Thực chất, đa số sản phẩm này được gia công tại các xưởng tư nhân, không hề dính dáng gì đến những nhãn hiệu hoành tráng mà chúng khoác lên mình. Sản phẩm sẽ khá giống hàng chính hãng, và các thượng đế thì cứ tưởng mình được xài hàng hiệu giá rẻ. Cũng có những shop thời trang cao cấp ở Hà Nội thì cập nhật những mốt mới của các hãng qua mạng rồi mang hình sang tận Trung Quốc để thuê làm nhái. Sản phẩm làm y như thật. Mức độ tinh tế như gắn đá pha lê trên áo, váy, túi đều đủ cả. Tem gắn rởm đủ bộ từ tem giấy đến tem vải. Nhiều đồ còn được gắn những con tem sale -off của một số shop chuyên bán thời trang nổi tiếng như Macy''''s Mart, Woolworth, Tommy… để tạo lòng tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.

Không biết đã có bao nhiêu người mất tiền mua phải đồ hiệu rởm, nhái. Mà cũng chưa chắc những người dùng đồ hiệu đã đẹp hơn người khác. Bất cứ thứ thời trang nào cũng trở nên đẹp và giá trị khi nó phù hợp bản thân người dùng. Tiền bạc và thương hiệu không quyết định được vẻ đẹp lâu bền của mỗi người.[/size]
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)