Mặt nạ và mũ
Samurai với mũ giáp hoàn chỉnh.
Trên chiến trường, các chiến binh Samurai gieo rắc nỗi kinh hoàng, thu nhặt đầu quân thù và giành lấy vinh quang với thanh kiếm của họ. Các thủ lĩnh sẽ đeo mặt nạ và mũ bảo hộ gắn những chiếc sừng.
[justify]Họ coi trọng danh dự hơn là sự sống của chính mình, vì thế không được phép thất bại. Những chiến binh Samurai – tầng lớp chiến binh ưu tú cai trị Nhật Bản trong gần 700 năm từ 1185 – 1867, để để lại những dấu ấn không thể phai mờ trên đất nước mặt trời mọc này. Ảnh trên là mặt nạ Samurai và mũ bảo hộ được trưng bày tại bảo tàng OsakaCastle.[/justify]
Thanh kiếm Katana
[justify]Thanh kiếm Katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những Samurai mới được phép mang chúng – gần 1.000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước đi quyền lực của họ.[/justify]
Ngày nay, các Samurai thường được minh họa một cách cường điệu để thêm vẻ hoành tráng!
[justify]Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon: đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm.[/justify]
Teen hẳn đã rất quen với hình ảnh thanh kiếm Katana được phóng tác trong những bộ truyền tranh Nhật Bản đã xuất hiện tại Việt Nam như Yaiba, Siêu quậy Teppi và cả Đôrêmon.
Những cuộc chiến quyết liệt
[justify]Vào dịp cuối tuần, người dân Nhật Bản tham gia một trận chiến được dựng lại dọc theo sông Ara tại Yorii, nơi vào năm 1590 đã xảy ra cuộc đụng độ giữa 50.000 chiến binh Samurai. Họ sử dụng đại bác, súng hoả mai, kiếm, giáo và cung tên. Bốn thế kỷ sau đó, lễ hội tại các thị trấn là một trong rất nhiều sự kiện liên quan đến Samurai tại Nhật Bản.[/justify]
Pháo đài của các Samurai
[justify]Một cây cầu trong màn sương dẫn đến lâu đài Matsumoto, một trong những pháp đài được bảo quản tốt nhất từ triều đại của các Samurai, kéo dài từ thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 19.[/justify]
Trình diễn Kabuki
[justify]Thực thi công lý một cách nhanh chóng và sắc bén, những thanh kiếm của Samurai đã trở thành nguồn cảm hứng cho kịch Kabuki. Đây là buổi diễn kịch tại lễ hội Hikiyama tại Nagahama. Nhiều câu thơ ca ngợi những Samurai anh hùng được viết cho Kabuki, một loại hình kịch xuất hiện vào đầu những năm 1600 để phục vụ nhu cầu giải trí của thường dân. Vụ bê bối giữa một nữ diễn viên và một người hâm mộ Samurai từ xưa đã buộc chính quyền cấm nữ giới tham gia kịch Kabuki, điều trở thành truyền thống cho đến ngày nay.[/justify]
Thi bắn cung
Với niềm tin mang trong mình sức mạnh của những Samurai, một thí sinh đang kéo căng cây cung của mình trong Kyudo hay cuộc thi bắn cung, được tổ chức tại Tokyo.
Cung tên
[justify]Vũ khí ưa thích của những Samurai đầu tiên đang thành hình trong bàn tay (và cả bàn chân) của Shibata Kanjuro, một nghệ nhân làm cung tên thuộc thế hệ thứ 21 trong một gia đình ở Kyoto. Sử dụng loại tre 30 tuổi, ông đang căng cây cung dài 2 m cùng với những đường viền cổ điển của nó.[/justify]
Cuộc thi cưỡi ngựa bắn cung
[justify]Da hươu góp phần hoàn thành bộ trang phục đi săn thời trung cổ cho những người tham gia Yabusame, hay chính là cuộc thi cưỡi ngựa bắn cung, một sự kiện thường niên ở Nikko. Môn thể thao này được chuyển thể từ một bài huấn luyện Samurai. Người cưỡi ngựa sẽ di chuyển liên tục và bắn tất cả những mũi tên lửa vào các mục tiêu nhỏ bằng gỗ.[/justify]
Geisha
[justify]Việc xem Geisha trình diễn là điều cấm kị đối với các Samurai. Các Geisha múa hát trong những bộ Kimono thướt tha trong một buổi trình diễn tại nhà hát Gion Kobu Kaburenjo ở Kyoto. Hình thức giải trí này là một văn hoá đô thị phát triển trong thời kỳ Edoở Nhật Bản, trái với thị hiếu của các Shogun (tướng quân). Rất nhiều Samurai, do quá háo hức trước những buổi diễn, thường cải trang để tham dự.[/justify]
Kiếm thuật
Khi không có chiến tranh, các Samurai sẽ quay lại với những môn như Kendo – thực hành đấu kiếm với những thanh kiếm tre.
Sáo trúc
[justify]Được nhắc đến như là một hình thức ăn xin được thực hiện bởi các Samurai vô chủ (Ronin). Các thành viên của Hội Komuso đi bộ tại Tokyo và thổi sáo trúc với khuôn mặt che kín. Các Ronin nhận sự bố thí trong suốt thời kỳ Edo hoà bình, họ lang thang tại các vùng nông thôn như những nhà sư khất thực.[/justify]
Festival giao chiến
[justify]Tiếp thu bài học lịch sử một cách sinh động, nam giới tại các thị trấn hay thành phố (đôi khi cả nữ giới) với những giáo tre và kiếm nhựa trên sân bóng đá ở Yonezawa đang diễn lại một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất của Nhật Bản, trận chiến năm 1561 của Kawanakajima. Festival giao chiến này thật ra chủ yếu là các hoạt động xô đẩy một cách nhẹ nhàng, chơi âm nhạc và ngâm thơ, nhằm mô tả các hành động. Trong trận chiến thực tế, ít nhất 17.000 người đã thiệt mạng và bị thương.[/justify]
Hoa anh đào và Samurai
[justify]“Sống và chết như hoa anh đào”. Chết như một bông hoa anh đào – chết khi đang ở đỉnh cao vẻ đẹp của nó – đây là một quan niệm đã ăn sâu vào tinh thần của các Samurai. Các chiến binh nếu gặp thất bại thà tự sát chứ không chịu sống với nỗi ô nhục.[/justify]
Học viên Sở Cứu hoả
[justify]Những học viên phòng cháy chữa cháy đội những chiếc mũ giống với mũ của các Samurai. Trong thời bình, các Samurai sẽ phục vụ như những lính cứu hoả và làm công việc như cảnh sát. Sự dũng cảm và kỷ luật của họ lại được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.[/justify]
Samurai hiện đại
[justify]Ngày nay, để “trở thành” một Samurai, người ta chỉ phải trả 100 đô la cho trang phục và sự dũng cảm để xuất hiện trước công chúng. Nói vui vậy thôi, đây chỉ là một cách cosplay phổ biến, còn để trở thành samurai đích thực, không phải ai cũng làm được đâu![/justify]