[justify]Tục ăn thịt người luôn bị coi là hành động man rợ và vô nhân tính. Nhưng ở bộ tộc Wari, vào trước thập niên 60 của thế kỷ XX, việc ăn thịt người, đặc biệt xác người chết được coi là việc vô cùng thiêng liêng, nhằm bày tỏ tình yêu và lòng tôn kính với những người đã khuất.
Bộ tộc Wari còn được biết với cái tên Pakaa Nova là những thổ dân bản địa Brazil, sinh sống trong khu rừng Amazon. Người Wari có cuộc sống bán du mục, những ngôi làng của họ không bao giờ cố định ở một nơi hoặc tồn tại quá một năm.[/justify]
[justify]Wari là cái tên biểu tượng cho sự dũng mãnh, gan dạ. Người Wari sinh sống chủ yếu nhờ săn bắn, mỗi khi săn được một con mồi, họ thường moi tim chúng và khẩn cầu sức mạnh của con vật đó không mất đi mà tồn tại trong cơ thể họ. Với người Wari, đó không phải là hành động tàn bạo mà là để thể hiện sự tôn trọng với những con vật đó.[/justify]
[justify]Bộ tộc Wari ăn thịt kẻ thù lẫn người trong tộc mình. Khi chiến đấu và giết được đối thủ - đó là niềm tự hào với mỗi người Wari. Kẻ thù càng dũng cảm thì việc ăn thịt người đó càng thể hiện niềm tự hào và sự tôn trọng lớn.[/justify]
Ảnh miêu tả bộ tộc Wari ăn thịt người
Sau khi hạ gục đối thủ, những chiến binh Wari sẽ mang xác họ về nhà và bộ tộc thực hiện nghi lễ ăn thịt người đã chết. Chỉ có phụ nữ và thanh niên không tham gia chiến đấu mới được ăn thịt người này.
Những chiến binh phải về ở trong ngôi nhà chung, hạn chế dịch chuyển trong nhiều ngày. Trong thời gian này, họ chỉ được uống một loại rượu có tên là chicha do phụ nữ trong bộ tộc chuẩn bị và không được phép quan hệ tình dục.
Những chiến binh phải về ở trong ngôi nhà chung, hạn chế dịch chuyển trong nhiều ngày. Trong thời gian này, họ chỉ được uống một loại rượu có tên là chicha do phụ nữ trong bộ tộc chuẩn bị và không được phép quan hệ tình dục.
[justify]Đối với người Wari, làm như vậy là để giữ được “máu” của những chiến binh dũng mãnh đã chết trong người. Trẻ em cũng không được phép ăn thịt người chết. Việc cấm túc sẽ được dỡ bỏ khi những người phụ nữ trong bộ tộc cảm thấy đủ thời gian, khi đó họ sẽ từ chối chuẩn bị rượu chicha.[/justify]
[justify]Khi trong bộ tộc có người chết, người Wari sẽ tổ chức lễ tang theo nghi thức rất trang nghiêm. Đặc biệt, tang lễ diễn ra mà không có bất cứ một tiếng khóc, sự u buồn hay tâm trạng nặng nề nào. Người Wari cho rằng, làm như vậy người chết mới có thể thanh thản ra đi và người thân của người đã chết vơi đi đau thương.[/justify]
[justify]Người Wari không tiến hành chôn cất người chết bởi họ cho rằng như vậy là phạm tội bất hiếu khi con cháu đem thân xác người chết chôn xuống đất ẩm ướt, bẩn thỉu, lạnh lẽo, đầy côn trùng, để cho xác thối rữa. Họ chọn cách ăn thịt người đã chết để "giữ mãi linh hồn và trí tuệ của người chết ở thân xác của người sống".[/justify]
[justify]Sau khoảng 2 -3 ngày, xác chết bắt đầu phân hủy và có mùi, nghi lễ mới được tiến hành dưới sự chứng kiến của tộc trưởng, những người thân, họ hàng người đã khuất. Xác chết được đặt trên một tấm gỗ, bên dưới kê đá. Tộc trưởng làm lễ rồi cầm dao mổ xác.[/justify]
[justify]Tộc trưởng được ăn phần não để tiếp nhận trí tuệ của người chết, vợ con được chia phần tim để cảm nhận được tình yêu thương vẫn còn mãi trong cơ thể. Thanh niên trai tráng được chia bộ phận sinh dục và tay chân để tiếp nhận được sức mạnh, sự nhanh nhẹn và khéo léo của người quá cố.[/justify]
Hình ảnh những cư dân của bộ tộc Wari ngày nay.
[justify]Thịt người chết được ăn kèm với bánh ngô nướng. Người Wari không dùng tay bốc mà dùng xiên gỗ nhỏ đưa thịt vào miệng. Với họ, đó là cách thể hiện sự tôn kính.[/justify]
[justify]Theo tục lệ của người Wari, cùng với việc ăn thịt, tất cả những thứ liên quan đến người chết như nhà cửa, đồ đạc… đều bị đốt hết, để linh hồn không nhớ về thân xác và các vật dụng của mình mà yên nghỉ dưới âm phủ.[/justify]
[justify]Một số huyền thoại Wari kể rằng, linh hồn của người chết vẫn thỉnh thoảng về thăm trần thế. Nếu con cháu gặp khó khăn, linh hồn này sẽ đầu thai thành con chồn Martes (một loài động vật thuộc giống chồn, hay săn bắt sóc, là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho người Wari). Nhằm những lúc con cháu đi săn, chồn "ông, bà" sẽ hiện ra làm con mồi, cung cấp thịt, giúp con cháu chống đói.[/justify]
[justify]Nghi lễ ăn thịt người chết của bộ tộc Wari được các nhà nhân chủng học đánh giá là khác hẳn với các quan niệm sai lầm của chúng ta về cái được gọi là tập quán ăn thịt đồng loại của những bộ tộc man rợ vùng Amazon.[/justify]
[justify]Ở khía cạnh nào đó, suy nghĩ đằng sau việc ăn thịt người chết của người Wari lại có chút nhân ái và tiến bộ. Tục lệ này đã bị cấm từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng đến nay, ở trong những ngôi làng của người Wari vẫn lén lút duy trì việc ăn thịt người trong bộ tộc khi họ qua đời.[/justify]