Tung lắc trẻ dễ bị xuất huyết màng não
TS.BS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW cho biết, trẻ dưới 2 tuổi thường được bố cưng chiều, nhiều khi đang khóc cũng tung lên cao cho nín, hay bố thường làm trò tung lên và ấn đầu mình vào ngực bé để bé cười đùa, thậm chí tung lên rồi đón con.[/justify][/justify]
[justify][justify]Đầu của trẻ sơ sinh có kích thước lớn và nặng, khoảng 1/4 so với toàn cơ thể. Trong đầu có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ thì mềm với màng mỏng, còn các cơ và dây chằng vùng cổ thì yếu và chưa phát triển cũng chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu.
[/justify][/justify]
[justify]
[justify]Tung con lên cao, lắc mạnh con, đây là một trò chơi nguy hiểm mà vô tình chúng ta không biết.[/justify] |
[justify][justify]Mặt khác, hộp sọ cứng, não được bao bọc bởi nhiều mạch máu nhỏ, khi lắc phần não chạm vào hộp sọ, các mạch máu vỡ gây xuất huyết não, chảy máu trong não. Tùy vào vị trí xuất huyết và mất máu nhiều hay ít mà bé có thể bị thương nặng nhẹ khác nhau.[/justify][/justify]
[justify][justify]Nếu xuất huyết nhẹ, bé sẽ tím mặt mũi, quấy khóc, nhức đầu, bỏ ăn, nặng hơn bé có thể chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng nhận thức, chảy máu võng mạc, dẫn đến giảm thị lực, mù và các chấn thương khác ở cột sống, xương sườn, bị liệt, thậm chí tử vong.
Trẻ có thể bị lồng ruột
TS.BS Đỗ Việt Hương, khoa Phụ sản, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng chia sẻ, nhiều gia đình tung con lên cao, lắc mạnh con, đây là một trò chơi nguy hiểm mà vô tình chúng ta không biết. Các bé có cấu tạo tổ chức ruột chưa hoàn thiện, đặc biệt lại cười đùa nhiều, dễ bị lồng ruột, với các triệu chứng như trướng bụng, bỏ bú, ăn trớ, đau đầu, đờ người…[/justify][/justify]
[justify][justify]Nếu cấp cứu kịp thời có thể tháo lồng, bơm hơi trẻ sẽ không nguy hiểm, nhưng muộn trẻ có thể bị tắc ruột, hoại tử ruột phải mổ. Đây là một trò chơi nguy hiểm, bởi đưa trẻ lên cao, trẻ thường nhún nhẩy, khi đó nếu không may trẻ ngã thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
Theo các chuyên gia, dù bất kỳ là yêu thương hay dọa nạt trẻ, các phụ huynh cũng không được tung, lắc trẻ. Nếu thấy trẻ có hiện tượng của chứng lắc rung như tím tái mặt, đờ đẫn người, co giật, vẹo xương sống… thì cần cho trẻ nằm ngang, không gối đầu cao, không lắc trẻ với mong muốn tỉnh lại, không cho trẻ đi viện bằng phương tiện thông thường để tránh xóc, mà thay vào đó là giữ cố định cổ và xương sống trẻ, gọi xe cấp cứu đến hỗ trợ để đưa trẻ kịp thời vào viện.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]