Chuyện lạ 2010-07-08 02:47:17

Rộ mốt cho con làm “lính” và làm “tiểu”


“Lần đầu tiên trong đời em nhận được lá thư tay của bố là khi ở quân đội. Cái cảm giác được nhận thư, hồi âm, khiến ai cũng cảm thấy xúc động. Mọi người ôm chầm lấy nhau, sụt sùi khóc” – Minh Thanh nhớ lại.
Một vài năm trở lại đây, chọn cho con sống trong môi trường yên tĩnh, thanh tịnh như nhà chùa hay đưa con vào làm quen với kỉ luật nhà binh đang là hai xu hướng lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh khi hè đến.

[justify]Làm “chiến sĩ”: Cơ hội để cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn[/justify]

[justify]Là doanh nhân, công việc bận bịu suốt ngày, nhà lại có riêng mình cậu con trai Thiên Phước, khiến gia đình chú Bảo (ngụ ở 71/5 Nguyễn Trãi, Tp.HCM) vô cùng lo lắng: “Trước, vì được gia đình cưng chiều nên cháu sống ỷ lại. Ít có thời gian bên cha mẹ, cháu sống khép mình, mọi chuyện cũng không mấy khi tâm sự cùng cha mẹ”.[/justify]

[justify]Qua tìm hiểu, vợ chồng chú Bảo biết tới chương trình Học kì trong quân đội do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (sau xin được phép viết gọn lại là Trung tâm) tổ chức. Sau nhiều đắn đo, hai người đi đến quyết định gửi con vào môi trường “nhà binh”.[/justify]



Một trong những nội dung của lớp "Học kỳ trong quân đội" là… trồng rau(Ảnh: Minh Quyên)

[justify]Thời gian trôi qua thật nhanh, ngày Thiên Phước trở về nhà, từ dáng dấp đến thái độ, cách cư xử của mọi người khiến ai cũng bất ngờ. Chú Bảo chia sẻ: “Cháu mạnh đã dạn hơn, sống có trách nhiệm với mọi người, tự lập hơn trong cuộc sống. Điều đó thực sự khiến chúng tôi phải suy nghĩ và nhận ra những thiếu xót của chính mình trong phương pháp giáo dục con cái”.[/justify]

[justify]Cho tới nay, Phước đã tham gia cả thảy 6 khóa học như: Hi!Teacher, Teen leader, Học kì trong quân đội, các khóa học rèn kĩ năng sống của Trung tâm tổ chức. Chuẩn bị thi lên lớp 10 nhưng cuối tuần, gia đình vẫn cho em tham gia các hoạt động của Trung tâm.[/justify]

[justify]Khác với gia đình chú Bảo, bố của cô bạn Minh Thanh là một người lính. Vì muốn con rèn tính kỉ luật, sống có trách nhiệm hơn với mọi người nên đã đăng kí cho em vào học khóa học Học kì trong quân đội của Trung tâm.[/justify]

[justify]Sau 10 ngày ngắn ngủi, được học bắn súng rồi các động tác lăn, lê, bò, toài lại được học cách sống trong rừng, cùng sẻ chia, giúp đỡ mọi người trong “tiểu đoàn”, “chiến sĩ” Mai Thanh thấy mình lớn hơn nhiều lắm: “Không còn ích kỉ, vô tâm như trước mà phải sống đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ mọi người những lúc khó khăn, vất vả”.[/justify]

[justify]Mãi cho tới bây giờ Thanh vẫn nhớ như in cái cảm giác được nhận lá thư tay bố viết cho em. “Lần đầu tiên trong đời em nhận được lá thư tay của bố là khi ở quân đội, xúc động lắm. Mọi người đọc rồi ôm trầm lấy nhau, sụt sùi khóc” – Minh Thanh nhớ lại.[/justify]

[justify]Sắp tới, Thanh lại tiếp tục theo học khóa đào tạo Teen leader của Trung tâm.[/justify]

[justify]Đi tu tập: Các cháu trở nên ngoan hiền hơn[/justify]

[justify]Chia sẻ về lý do nào khiến hè năm 2009 gia đình đã lựa chọn cho hai cậu con lên chùa tu tập, cô Nguyễn Thị Thanh, nhà ở Kim Mã Thượng (Hà Nội) chia sẻ: “Không phải gia đình không có thời gian sinh hoạt cùng các cháu. Nhưng quả thực, hiện nay, việc giáo dục trong nhà trường, gia đình rồi lối sống ở thành phố nhiều khi khiến các cháu bị mai một ý thức về đạo đức, lễ nghĩa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. [/justify]

[justify]Thêm nữa ở nhà, Nguyễn Quốc Khánh, 12 tuổi, cậu con trai út của vợ chồng cô hay "nghiền" game, tính lại hơi nóng nên bố mẹ muốn em học tính kiên nhẫn và biết kiềm chế hơn. Nữa là muốn cho em sống với thiên nhiên, môi trường trong lành để rèn luyện sức khoẻ và làm quen với cách sống tự lập, học tính kiên nhẫn.[/justify]

[justify][size=2]Tự bưng bát, đi thẳng hàng đến nhà ăn là việc làm hàng ngày của các cư sĩ. (Ảnh: Đức Chính)[/size].[/justify]

[justify]Sau khoảng thời gian ở chùa về gia đình, Khánh và anh trai đã có những thay đổi đáng kể. Cô Thanh cho biết: “Các cháu sống có tình cảm hơn, biết yêu thương, quan tâm mọi người và việc học hành cũng có nhiều tiến bộ”.[/justify]

[justify]Hè năm nay, cô Thanh vẫn có ý định cho con lên Tây Thiên Trúc lâm thiền viện (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) tu tập nhưng vì anh trai của Quốc Khánh, Việt Anh sắp đi du học nên gia đình muốn dành khoảng thời gian còn lại cho hai anh em được gần gũi nhau. Kế hoạch trên đành tạm gác lại.[/justify]

[justify]Tương tự, năm nay vợ chồng chú Nguyễn Văn Đông ở Đại Từ, Thái Nguyên cũng có ý định cho cậu con trai Nguyễn Quang Cường, 16 tuổi lên tu tập ở thiền viện. Ngặt nỗi em đang ôn thi vào lớp 10 nên kế hoạch tạm để sang một bên.[/justify]

[justify]“Sau chuyến đi tu tập năm ngoái, Cường đã bớt nghịch hơn. Trước cháu sống khép kín thì nay đã cởi mở, ngoan ngoãn hơn hẳn” – Chú Đông phấn khởi, cho biết.[/justify]

[justify]Giá như nhà trường mở 365 ngày…[/justify]

[justify]…Các em đến trường không chỉ học mà còn được chơi và có sân chơi, thầy cô giáo giảng dạy, thì như thế, đâu cần đến những việc cho con lên chùa hay gửi con đi vào các doanh trại quân đội” – PGS.TS Phan Trọng Ngọ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ.[/justify]

[justify]Cũng theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: “Hai xu hướng gửi con lên chùa, cho con đi vào lính xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh muốn con cái cần được kiểm soát và vui chơi an toàn”.[/justify]

[justify]“Với trẻ, các em sẽ thấy rất thích thú vì được chuyển tới môi trường mới, bạn bè mới, vừa được học vừa được chơi và khám phá. Ví dụ như trong quân đội, việc đi diễu binh là kỉ luật, nhiều khi nhàm chán với các chiến sĩ thì các em nhỏ lại đón nhận với tâm trạng rất hào hứng. Kỷ luật lại trở thành trò chơi thú vị, kích thích đầu óc khám phá của các em”.[/justify]

[justify]PGS.TS Phan Trọng Ngọ lưu ý các gia đình: “Cần cân nhắc kĩ khi lựa chọn các hình thức cho con tham gia sinh hoạt. Nếu các cháu nghịch có thể cho vào rèn luyện trong môi trường quân đội để học tính kỉ luật. Nếu trẻ hay nói tự do thì có thể chọn cho cháu tu tập ở chùa”.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)