[justify]Chị Sang cho biết, hiện tượng này xảy ra đã hơn 1 tháng nay. Khi đó, cả nhà đi nghỉ mát về, mở cửa vào bếp thì không chịu nổi vì căn bếp ngột ngạt khác thường. Sợ gây hoang mang cho hàng xóm, anh chị đành giấu diếm, không dám kể cho ai.[/justify]
[justify] [/justify]
Khói bốc lên từ bể ngầm trong căn bếp nhà chị Sang.
[justify]Anh Nông Quốc Điệp, chồng chị Sang, cho hay, gia đình tìm hiểu và biết được có nhiều trường hợp tương tự xảy ra tại Hà Nội. Thường thì các trường hợp đó chỉ kéo dài khoảng 1 tuần là hết nên anh chị khá vững tâm, chờ cho sàn nhà giảm nhiệt.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, gia đình anh chị đã chuyển một số đồ đạc có giá trị đi nơi khác đề phòng hoả hoạn. Song chờ đợi đến cả tháng mà sàn nhà vẫn nóng bỏng, gia đình đã đến chính quyền sở tại trình báo sự việc.[/justify]
[justify]Có mặt tại nhà chị Sang, theo ghi nhận của chúng tôi, sàn bếp của gia đình chị rộng chừng hơn 10m2 có nhiệt độ nóng khác thường so với nền căn phòng bên cạnh. Điểm nóng nhất xuất phát từ một viên gạch giữa phòng, từ đây độ nóng lan tỏa tới những viên gạch xung quanh.[/justify]
[justify]Chính tại viên gạch này, đã nhiều lần gia chủ biểu diễn làm món trứng ốp la cho hàng xóm và cơ quan chức năng xem. Để khẳng định sự việc, chị Sang mở nắp bể ngầm dưới sàn nhà, hơi nóng và khói từ dưới bốc lên nghi ngút. Nhúng tay vào nước cảm nhận ngay nhiệt độ của nước trong bể có thể lên tới 50 độ C.[/justify]
[justify]Nhận được tin báo của gia đình chị Sang, Hội Địa chất thủy văn Việt Nam đã đến kiểm tra thực hư. Qua kiểm tra thực địa, các ban ngành đều thừa nhận hiện tượng nền nhà nóng bất thường là có thật song không rõ nguyên nhân.[/justify]
[justify] [/justify]
Nước múc từ bể ngầm nóng tới hơn 50 độ C.
[justify]Học viện Quân y cũng đến đo nồng độ phóng xạ, nhưng kết quả cho thấy nồng độ phóng xạ vẫn ở trong mức độ cho phép. Gần đây, nhiệt độ nền bếp nhà chị Sang có chiều hướng giảm. Tối qua 20/9, theo nhiệt kế mà gia đình đo tại nơi nóng nhất của nền nhà, nhiệt độ đã giảm xuống còn 56 độ C.[/justify]
[justify]Thống kê cho thấy, đây không phải lần đầu tiên ở Hà Nội xảy ra hiện tượng nền nhà nóng bất thường. Cách đây chưa lâu một trường hợp xảy ra ngay trong Bộ Thủy Sản (cũ). Sau hơn một tuần khảo sát đo đạc, các chuyên gia phát hiện ở dưới sàn có thấu kính bùn, chứa khí metan, gặp điều kiện thuận lợi khí này cháy ngầm, tỏa nhiệt gây nóng.[/justify]
[justify]Gần đây nhất, đầu tháng 6 vừa rồi, Dân trí đã đưa tin vụ việc sàn nhà căn hộ số 43B và 43C phố Giảng Võ đột nhiên nóng bỏng tay. Tuy nhiên, sự việc cũng chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, sau đó sàn nhà lại trở về nhiệt độ bình thường.[/justify]
[justify]PGS. TS Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Bảo vệ Môi trường (thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam), Tổng thư ký Hội Địa chất thủy văn Việt Nam - cho biết, hiện tượng sàn nhà có nhiệt độ nóng bất thường hoàn toàn có thể giải thích về mặt khoa học.[/justify]
[justify]Theo ông Lâm, sàn nhà nóng lên không có gì bí hiểm và hoàn toàn không có mối liên quan nào với vấn đề tâm linh. PGS. TS Nguyễn Văn Lâm khẳng định, còn nhiều nguyên nhân chủ quan có thể do điện, thường là nguồn từ lâu không còn sử dụng nữa, đã bị cắt đi và người nhà cũng không để ý, nay bị chập; hay hố tôi vôi… Sau đó mới đến các nguyên nhân khách quan như: vỏ trái đất đang nóng lên, do khí mêtan trong lòng đất…[/justify]
[justify]Cụ thể với trường hợp gia đình anh Nông Quốc Điệp, PGS. TS Nguyễn Văn Lâm thận trọng đưa ra ý kiến, muốn xác định rõ nguyên nhân cần phải có cơ quan chuyên môn đến xác minh, khảo sát kỹ toàn bộ môi trường xung quanh và dưới nền nhà. Hiện máy móc, thiết bị của Việt Nam hoàn toàn có thể làm được việc này.[/justify]