Tin tức - pháp luật 2012-01-08 06:10:59

quản lý không đc thì cấm giảm tải không đc thì thu phí thế trc h (thua)


[size=1]Người dân è cổ 'cõng' phí lưu hành phương tiện cá nhân[/size][size=2]Ngay sau khi Bộ GTVT đưa ra kiến nghị thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận. Trong khi các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội cho rằng, giải pháp trên là bất hợp lý.[/size]>> Thu phí xe vào trung tâm Thành phố giờ cao điểm

È cổ “cõng” phí

Kết thúc năm 2011, người dân chưa hết lo lắng khi ngành thuế mới điều chỉnh tăng mức lệ phí trước bạ ô tô từ 10% lên 15% ở TP.HCM và 20% ở Hà Nội, Bộ GTVT tiếp trục có tờ trình Chính phủ với đề xuất cả ô tô và xe máy đóng thêm phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ.

Như vậy, nếu các loại phí được thông qua thì một xe ô tô, xe gắn máy “cõng” đồng thời trên 10 loại thuế và phí khác nhau gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, phí trước bạ, phí xăng dầu, phí bảo trì đường bộ, phí đường bộ tại các trạm thu phí, lệ phí đăng kiểm, phí bảo hiểm…

Việc Bộ GTVT đưa ra phương án thu phí lưu hành xe cá nhân đã ngay lập tức vấp phải đa số ý kiến phản đối từ phía người dân.


Theo lý giải của Bộ GTVT, phí lưu hành nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc tại các thành phố lớn. Đồng thời có nguồn vốn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông. Hiệu quả chưa thấy đâu, song số tiền chủ phương tiện đóng “khủng” hơn rất nhiều, thêm vào đó đề xuất trên còn nhiều điểm không hợp lý, khiến dư luận bức xúc.

Anh Ninh Trấn Quốc, ngụ tại quận Thủ Đức, chia sẻ, mọi chính sách, chủ trương đưa ra cần xét đến lợi ích cho dân. Nếu bây giờ Bộ GTVT bắt đóng thêm phí nữa thì sẽ rất khó khăn cho dân, nhất là trong tình cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Nếu đề xuất này được thực thi mà không mang lại hiệu quả thì cơ quan sẽ chịu trách nhiệm? Cần tính toán kỹ trước khi áp dụng, chứ không người dân lại chịu thiệt đủ đường.

Giải pháp thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đối với xe máy là không hợp lý. Bởi, hiện phương tiện công cộng chưa thể đáp ứng yêu cầu đi lại tốt, còn xe gắn máy vẫn là phương tiện hữu hiệu, phù hợp với túi tiền và đặc trưng nhất của mọi người dân. Mỗi người dân đã phải đóng bao nhiêu loại phí rồi nên đừng để đóng thêm bất cứ loại phí nào mà không hợp lý, bởi đời sống đa số dân vẫn còn thấp, thu nhập chẳng được bao nhiêu, ông Nguyễn Văn Hải, ngụ tại quận 12, bức xúc nói.

Theo Đại biểu HĐND TPHCM Lâm Thiếu Quân, thu phí lưu hành phương tiện cá nhân không giải quyết được vấn đề ùn giao thông. Chỉ nên thu phí ô tô khi vào trung tâm TP giờ cao điểm và không thu xe máy. Cụ thể, việc thu phí ô tô qua trung tâm sẽ tác động đến hành vi của mỗi công dân. Mặt khác, cứ lưu thông qua trung tâm là phải trả phí, không phân biệt xe trong tỉnh, ngoài tỉnh.

Không thuyết phục

PV đã có cuộc trao đổi trực tiếp với tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC). Ông cho rằng, khi gọi là đóng phí, về bản chất là chúng ta mua và sử dụng một dịch vụ có giá trị tương đương. Để mua được phương tiện đi lại trên đường, người dân đã đóng rất nhiều loại thuế và phí khác nhau. Thế nhưng, hiện nay, người dân vẫn phải sử dụng một hạ tầng giao thông cũ kỹ, thiếu quy hoạch, hàng ngày đối mặt với vấn nạn ùn tắc, ngập úng, ô nhiễm không khí…

Bên cạnh đó, khi thu phí xong, ai dám chắc rằng nạn ùn tắc, tai nạn giao thông được kéo giảm, hạ tầng giao thông sẽ cải thiện? Hơn nữa, nếu đóng phí mà dịch vụ giao thông tiếp tục tồi tệ như hiện nay, người dân sẽ kiện ai, cơ quan nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm?

Thu phí xe trên trạm xa lộ Hà Nội, quận 9, TPHCM.
Riêng xe gắn máy, đối tượng sử dụng hiện nay chủ yếu là người dân lao động có mức thu nhập trung bình và thấp. Nó được xem là phương tiện không thể thiếu và như “đôi chân nối dài” của họ. Đơn cử, hiện tại TPHCM, xe gắn máy chiếm 80% số lượng phương tiện. Do đó, việc thu phí để hạn chế phương tiện và kéo giảm ùn tắc giao thông càng không thuyết phục, TS. Nguyên nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM, đưa ra quan điểm, Bộ GTVT cần nghiên cứu chính xác loại phương tiện gây nên tình trạng kẹt xe tại các đô thị để đánh phí cho phù hợp. Ngoài ra, xét kỹ đến các khung giờ, tuyến đường, khu vực mà áp dụng.

Bên cạnh đó, hiện nay các cơ quan Nhà nước thu quá nhiều loại thuế, phí đánh trên các phương tiện giao thông đường bộ, tuy nhiên dự thảo đưa ra phương thức thu có một số loại phí chưa bảo đảm tính công bằng. Chẳng hạn như theo mức phí lưu hành đường độ từng năm, một chiếc ô tô gia đình một năm chạy khoảng vài km cũng phải đóng phí 50 triệu đồng, trong khi ô tô của một doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh chạy hàng chục ngàn km/năm vẫn đóng mức phí tương tự, ông Chung phân tích.

thế này thì thua mấy bố CGST ăn rồi đến thu phí cánh tài xế lấy gì mà ăn đây 3bored3 3bored3
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)