[justify] [/justify]
[justify]Nặm pịa là một món ăn đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Trong món ăn này “pịa” là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già của trâu, bò, dê, được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món Nậm pịa. Nó cũng có thể được dùng như một thứ nước chấm đồ nướng.[/justify]
[justify]Nếu ở Việt Nam “pịa” bị phần lớn mọi người coi là một thứ kì dị thì ở Lào lại là một món khá quen thuộc. Ngay tại thủ đô Viêng Chăn, không khó để tìm ra những hàng đồ nướng ăn kèm nước chấm làm từ phân dê non.[/justify]
[justify]Cà phê chồn là một sản phẩm “huyền thoại” của ngành sản xuất cà phê Việt Nam, với giá bán lên tới 3.000 USD mỗi kg. Nguyên liệu chính của cà phê chồn Việt Nam là phân chồn hoang dã chứa hạt cà phê, thành phẩm cúa quá trình tiêu hóa những quả cà phê chín mọng – thức ăn ưa thích của loài chồn. Nguyên liệu thô được thu mua với giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg tùy loại rồi tiến hành tinh chế một cách thủ công và rất cầu kỳ.[/justify]
[justify]Indonesia cũng có một sản phẩm tương tự cà phê chồn của Việt Nam, gọi là Kopi Luwak. Kopi nghĩa là cà phê và Luwak là tên của một loài cầy chuyên ăn quả cà phê và “ị” ra thành phẩm. So với cà phê chồn của Việt Nam, Kopi Luwak rẻ hơn nhiều – khoảng 600 USD/kg, do loại cà phê này được thu hoạch từ quá trình ép cầy ăn cưỡng bức chứ không phải sản phẩm thu lượm ngoài tự nhiên.[/justify]
[justify]Không chịu thua những con vật nhỏ bé, các chú voi khổng lồ cũng góp… phân của mình cho ngành sản xuất cà phê. Đó là loại cà phê phân voi nổi tiếng ở khu vực phía Bắc Thái Lan. Một kg cà phê phân voi có giá khoảng 1.100 USD. Theo nhà sản xuất, ngoài hương vị đặc biệt do quá trình lên men tự nhiên trong ruột voi, loại cà phê này còn có vị… trái cây do được tiêu hóa cùng với chuối, mía và một số loại khác.[/justify]
[justify]Nếu vùng Đông Nam Á có các loại cà phê làm từ phân chồn, cầy, voi, thì Trung Quốc lại có loại trà hảo hạng làm từ… phân gấu trúc. Đây là sản phẩm của Anshi, một nhà khoa học Trung Quốc. Theo nhà khoa học này thành phần chính trong sản phẩm trà của ông là phân gấu trúc, được sản xuất bằng một công nghệ rất độc đáo, có hương vị tuyệt vời và giá thành lên đến 50.000 bảng Anh (tương đương 1,61 tỷ đồng) một kg.[/justify]
[justify]Trong tất cả các món ăn làm từ phân, khủng khiếp nhất chắc chắn là món bít tết làm từ phân… người, một sản phẩm của các nhà khoa học Nhật Bản. Sản phẩm này được tổng hợp từ những protein được tìm thấy trong chất thải của con người – theo báo cáo của nhóm nghiên cứu. Tuy vậy, nhiều người thề rằng sẽ không bao giờ ăn món này, bất kể hương vị của nó có ngon đến đâu.[/justify]
[justify]Đối với một số bộ lạc sống trong rừng rậm Nam Mỹ, phân dơi là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]