[justify]NEF đã dựa trên ba tiêu chí để đánh giá chỉ số hạnh phúc (HPI): mức độ hài lòng của con người với cuộc sống; tuổi thọ bình quân; tác động của con người với môi trường. Đánh giá mức độ hài lòng của con người với cuộc sống, NEF sử dụng câu hỏi gọi là “Thang cuộc sống” từ Tổ chức điều tra thế giới Gallup World Poll.[/justify]
[justify]Câu hỏi như sau: “Hãy tưởng tượng về một cái thang với những nấc được đánh số từ 0 là nấc cuối cùng đến 10 là nấc trên cùng. Giả định rằng nấc trên cùng đại diện cho cuộc sống tốt nhất có thể có của bạn và nấc cuối cùng đại diện cho cuộc sống tồi tệ nhất có thể có đối với bạn. Cá nhân bạn cảm thấy bạn đang đứng ở nấc nào của thang? Giả định là nấc càng cao thì bạn càng cảm thấy cuộc sống tốt hơn. Nấc càng thấp bạn càng cảm thấy cuộc sống tồi tệ hơn. Nấc thang nào sát với cảm giác của bạn nhất?”[/justify]
Việt Nam đứng thứ 2 trên tổng số 151 quốc gia về chỉ số hạnh phúc
[justify]Theo công thức tính toán của NEF, Việt Nam đứng thứ 2/151 quốc gia về chỉ số hành tinh hạnh phúc. Còn các chuyên gia Việt Nam đánh giá thế nào về bảng xếp hạng trên?[/justify]
[justify]Quá nhiều câu hỏi xung quanh bảng xếp hạng [/justify]
[justify]Thạc sỹ Đỗ Văn Quân – Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: [/justify]
[justify]Trong các nghiên cứu xã hội học chính xác phải xây dựng được bộ công cụ phù hợp và chọn mẫu phù hợp. Lựa chọn mẫu dựa trên một số lượng lớn và mang tính đại diện cao. Ví dụ để đánh giá được mức độ hài lòng của con người với cuộc sống, phải nghiên cứu trên hàng nghìn người. Họ đại diện cho các vùng miền khác nhau, có giới tính, lứa tuổi, trình độ nhận thức, thu nhập… khác nhau.[/justify]
[justify]Nếu điều tra chỉ rơi vào một nhóm xã hội nào đó kết quả có thể sai lệch. Khi bạn hỏi một người có thu nhập tốt, tính cách lạc quan rất khác với một người đang thất nghiệp, gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.[/justify]
Thạc sĩ Đỗ Văn Quân
[justify][/justify]
[justify]Người Việt Nam khá lạc quan vì vậy có thể độ hài lòng với cuộc sống cao hơn. Đối với người Việt Nam, có cơm ăn áo mặc có thể đã đủ rồi, trong khi người phương Tây họ lại đòi hỏi nhiều giá trị khác. Nhiều khi chúng ta nghĩ đơn giản, cuộc sống của ta giờ đã hơn 20, 30 năm trước. Năm nay ta phấn đấu có được cái nhà, sang năm phấn đấu mua được cái ô tô. Và thế là đủ. Trong khi còn nhiều vấn đề lo ngại: bệnh dịch, rủi ro khi tham gia giao thông, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường…[/justify]
[justify]3 tiêu chí để đánh giá chỉ số hạnh phúc của con người của NEF là cơ bản nhưng không đầy đủ. Bởi sự hài lòng là vô cùng với con người. Mỗi trình độ, lứa tuổi khác nhau, vùng miền khác nhau, độ hài lòng lại khác nhau. Tuổi thọ là chỉ số quan trọng. Nhưng môi trường ở Việt Nam bị ô nhiễm lớn, phát triển thiếu bền vững. Còn nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống như giáo dục, y tế, mối quan hệ xã hội… và những rủi ro trong cuộc sống. Vì vậy càng nhiều tiêu chí đánh giá thì độ chính xác và tính đại diện sẽ cao hơn. Ít tiêu chí có thể là nguyên nhân khúc xạ sai lệch[/justify]
[justify]Năm 2002, tôi tham gia một nghiên cứu với các nhà khoa học Châu Á. Trong nghiên cứu về giá trị Châu Á có đề cập đến chỉ số hạnh phúc của Việt Nam. Nhưng Việt Nam chỉ xếp hạng từ 10 - 15 trong số hàng chục nước Châu Á. Vì vậy, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về chỉ số hành tinh hạnh phúc theo xếp hạng của NEF là kết quả bất ngờ. Bản thân tôi chỉ coi đó là một thông tin bởi còn rất nhiều câu hỏi đặt ra. Chúng ta không thể dựa vào xếp hạng của NEF để quá tự hào hay lạc quan tếu.[/justify]
[justify]Nhu cầu càng đơn giản càng hạnh phúc [/justify]
[justify]TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia KT-XH: [/justify]
[justify]Tôi thấy 3 tiêu chí do NEF đưa ra khá khách quan.[/justify]
[justify]Về môi trường: Việt Nam ở mức độ chưa quá nguyên hiểm. Môi trường Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, không có những thảm hoạ, mà thuận lợi hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Một phần vì công nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên ô nhiễm và khai thác cũng chưa quá cao. Điều này cho thấy sống chậm cũng có cái hay của nó.[/justify]
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong
[justify]Còn về mức độ hài lòng của con người với cuộc sống, có lẽ cách hiểu này gần với lạc quan hơn hạnh phúc. Vì hạnh phúc là sự thoả mãn ở mức tối đa, cao nhất. Ở đây tôi nghĩ NEF muốn nhấn mạnh đến độ hài lòng với cuộc sống và tin tưởng vào tương lai.[/justify]
[justify]Người Việt Nam có cuộc sống đơn giản hơn vì vậy cảm nhận hạnh phúc dễ hơn. Ví dụ với nước ngoài không có ôtô là điều không thể chấp nhận được. Còn với chúng ta có xe máy là đủ. Cuộc sống còn rất nhiều bức xúc nhưng chúng ta chấp nhận và thích ứng được. Những âu lo, căng thẳng cũng ít hơn và điển hình là tỉ lệ tự tử không cao.[/justify]
[justify]Tôi nghĩ dựa trên 3 tiêu chí này là phù hợp và dễ lấy ý kiến. Nó vượt qua tất cả khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để so sánh giữa các quốc gia một cách khái quát nhất.[/justify]
[justify]Khái niệm hạnh phúc ở đây không hiểu thuần tuý là thoả mãn các nhu cầu về vật chất hay đạt được tất cả những gì mình muốn. Đây là khái niệm hạnh phúc về mặt tinh thần. Hiểu đúng nhất quan niệm hạnh phúc ở đây là sự hài lòng, tính lạc quan và sự thanh thản.[/justify]
[justify]Tôi cho rằng đánh giá của NEF rất nhân văn. Nó chỉ ra cấu trúc xã hội và nhu cầu xã hội càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Một người có nhà cao cửa rộng ở giữa trung tâm thành phố chưa chắc đã hạnh phúc hơn một bác nông dân. Hạnh phúc không lệ thuộc vào vật chất. Thực tế cho thấy, các nước có phúc lợi xã hội cao, kinh tế phát triển như Châu Âu, khi xảy ra khủng hoảng, họ rất dễ bị tổn thương do điều kiện kinh tế giảm sút nhiều.[/justify]
[justify]Chỉ số này đã đưa con người trở về với bản ngã thật, khuyến khích con người sống hài hoà với tự nhiên. Quốc gia giàu – nghèo không có khoảng cách. Nó chứng minh rằng không phải cứ chạy theo vật chất mới tìm được hạnh phúc.[/justify]
Chỉ số HPI được tính như thế nào? Chỉ số hạnh phúc (HPI) sử dụng dữ liệu toàn cầu về tuổi thọ triển vọng, hạnh phúc được trải nghiệm và Dấu chân sinh thái. Chỉ số HPI = (Hạnh phúc được trải nghiệm x Tuổi thọ trung bình)/Dấu chân sinh thái. Mỗi chỉ tiêu này được dựa trên một thước đo riêng biệt. Trong đó, chỉ tiêu Dấu chân sinh thái được tính toán dựa trên đo lường về việc tiêu thụ/khai thác tài nguyên. HPI được công bố 3 năm 1 lần và lần đầu tiên vào năm 2006. Việt Nam đã liên tục được thăng bậc, từ vị trí 12 năm 2006 lên vị trí thứ 5 năm 2009 và vị trí thứ 2/151 quốc gia trong năm nay. |