[justify]Vậy mà, cũng có ngày tôi cảm thấy đau buồn vì “người bạn thân” của tôi dần rời xa mình. Gần 2 năm nay, sau khi xem một bộ phim Hàn Quốc, nó đâm ra si mê ban nhạc SS 501. Lúc nào nó cũng mơ tưởng đến các thần tượng của mình. Rồi nó ao ước một ngày nào đó sẽ kiếm được tấm vé đến Thái Lan để thưởng thức đêm diễn của ban nhạc.[/justify]
[justify]Tôi biết nó đang mơ và giấc mơ ấy đang lơ lửng, xa thực tế. Không dừng ở đó, nó còn gia nhập nhóm của những fan yêu nhạc SS 501 và cùng thể thốt “Sẽ sống hết mình cho thần tượng của mình”. Có lần, một thành viên của nhóm này sang Việt Nam với tư cách là đại diện cho hãng mỹ phẩm the Faceshop, nó bỏ học để ra sân bay chờ đón “tình yêu” của mình. Hòa cùng đám đông cuồng nhiệt, chen lấn đến gần ngất xỉu nhưng không thể chạm mặt, con gái tôi cùng các fan trở về nhà như những kẻ bại trận.[/justify]
[justify]Từ lúc đó, bệnh “nghiện thần tượng” của nó càng nặng hơn. Nó xao nhãng chuyện học và suốt ngày chỉ mở nhạc của nhóm này để nhảy nhót, uốn éo theo. Thật là chướng mắt! Đến nước này thì tôi tháy mình bất lực. Bố cháu là kỹ sư và cũng rất tâm lý với con nhưng cũng lắc đầu vì bệnh nghiện thần tượng quá đà của con. Sau khi thuyết phục nó tham gia một chuyến du ngoạn ở một vùng biển yên tĩnh, bố cháu đã dùng hết chiêu khuyên con nhưng nó chỉ ậm ừ cho qua chuyện, để rồi sau đó trở về nhà vẫn sống như bay trên mây trên gió cùng… thần tượng.[/justify]
[justify]Tôi phải làm gì để giúp cháu sống thực tế hơn, đừng có “phát cuồng” với thần tượng như vậy?[/justify]
Hoàng Thư (TP. HCM)
[justify]Chị Hoàng Thư thân mến![/justify]
[justify][/justify]
Sống như bay trên mây trên gió cùng… thần tượng (Ảnh minh họa)
[justify]Nỗi niềm của chị hiện nay cũng là nỗi khổ của nhiều bà mẹ có con ở tuổi teen và bị bệnh “nghiện” thần tượng. Chị phải bình tĩnh, tìm cách nào tốt nhất tác động đến con để nó điều chỉnh mức độ đam mê, hoặc thay thế bằng niềm đam mê khác.[/justify]
[justify]Chị cần lưu ý, con chị đang ở tuổi mới lớn, dễ xao động, yêu mến theo cảm tính và cũng dễ tổn thương, chưa thể phân biệt được làn ranh của thật và ảo của thần tượng. Vì thế, người lớn đừng ngạc nhiên khi thấy các em có thể quên ăn quên ngủ và quên người thân để được hòa mình, tan chảy, thăng hoa theo thần tượng. Người lớn cũng không thể giải thích được vì sao, con cái của mình lại có thể khóc lóc, đòi chết theo thần tượng khi họ gặp sự cố - bệnh tật hoặc vụt tắt trên bầu trời giải trí… Cũng có không ít trường hợp, vì mê thần tượng, các cô gái trẻ dễ dàng buông thả bản thân, dâng hiến cái ngàn vàng cho “tình yêu” của mình.[/justify]
[justify]Tâm sự với chị những thông tin này giúp chị giải tỏa nỗi niềm cũng như thắc mắc vì sao cô con gái chị quay ngoắt 180 độ, mê mẩn thần tượng và quên mất người bạn thân là mẹ. Khi con chị đang “say nắng” thần tượng âm nhạc của nó thì chị hãy bình tâm, hãy nén lòng lại, đừng cứng nhắc bắt con “cai nghiện” liền. Giống như nghiện ma túy, muốn cắt cơn cũng phải từ từ và có phác đồ điều trị phù hợp. Vì thế, sự kiên trì và sẻ chia của chị sẽ giúp con gái hiểu rõ hình anh thật và ảo của thần tượng.[/justify]
[justify]Những cố gắng của vợ chồng chị trong việc thuyết phục, giải thích cho con hiểu phạm vi, ranh giới của thần tượng là hợp lý. Có thể lúc này cháu vẫn chưa thoát khỏi những ám ảnh của thần tượng, vẫn để “tâm hồn treo ngược trên cành cây” nên chị nói cháu chưa thấm. Hy vọng một ngày gần đây, cháu sẽ nhận ra sự thật và thay đổi cách sống, biết thương cha mẹ hơn. Lúc đó, cháu tiếp tục là người bạn đồng hành của chị. Sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của chị sẽ có kết quả như mong muốn.[/justify]
[justify]Chúc chị sớm cảm hóa được người bạn thân của mình và giúp con “cai nghiện” thành công.[/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify]hâm mộ ko ai cấm, nhưng cuồng đến mức đánh mất lí trí và lòng tự trọng của bản thân thì ko ổn các bạn ạ 3bored3[/justify]
[justify][/justify]