Khỉ đuôi dài đang kiếm cá trên một dòng sông ở Lesan, miền đông Kalimantan, Indonesia. (Ảnh: AP). [size=2]Những loài khỉ đuôi dài từ lâu được biết đến là loài có khả năng tự tìm kiếm thức ăn như: hái quả trên các cây ở vùng nhiệt đới, hay thậm chí còn chộp lấy chuối từ tay khách du lịch. Các chuyên gia cho biết, những loài khỉ thông minh này thuộc các nhóm khỉ tai bạc còn có khả năng bắt cá ở Indonesia.[/size] Các chuyên gia thuộc tổ chức bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới The Nature Conservancy và tổ chức Great Ape Trust cho biết, qua 2 cuộc nghiên cứu khỉ đuôi dài qua 8 năm, họ đã thu được kết quả: loài khỉ này có khả năng bắt cá bằng hai tay dọc theo các sông ở phía đông tỉnh Kalimantan và miền Bắc tỉnh Sumatra.
Những con vật này đều biết ăn quả, có thể hái lượm táo dại trên các cây cao và bắt côn trùng làm thức ăn cho mình. Tuy nhiên, khả năng khỉ có thể bắt cá từ các con sông thì trước giờ chúng chưa hề biết đến.
Tạp chí loài động vật linh trưởng quốc tế tháng 5 dẫn lời Erik Meijaard, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu những loài khỉ biết bắt cá này nói: “Sau một thời gian dài chúng tôi đã phát hiện những hành vi thật thú vị của loài khỉ. Đây là một chỉ số nhỏ từ những gì chúng ta biết về loài động vật này”.
Meijaard, cố vấn khoa học lâu năm tại The Nature Conservancy nói rằng, những loài khỉ đuôi dài có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường và thay đổi nguồn thức ăn.
“Đây là một trong số ít những loài còn sót lại có thể đương đầu với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Hành vi này đặc trưng cho tính linh hoạt của hệ sinh thái học”, ông Meijaard nói.
Các tác giả khác của các tờ báo bao gồm các tình nguyện viên của tổ chức The Nature Conservancy là Anne-Marie E.Stewart, Chris H.Gordon và Philippa Schroor và Serge Wich của tổ chức Great Ape Trust lần lượt mô tả hành vi bắt cá sinh động hiếm có và rất đặc biệt cuả loài khỉ trên.
Meijaard viết về các loài khỉ Nhật Bản, khỉ đầu chó chacma, khỉ màu ôliu, khỉ tinh tinh và khỉ orangutan.
Agustin Fuentes, giáo sư nhân loại học trường đại học Notre Dame, một chuyên gia đã dày công nghiên cứu các loài khỉ đuôi dài, khỉ fascicularis trên hòn đảo Bali ở Indonesia và ở Singapore cho biết: “Những loài khỉ này có tính thích nghi cao. Nếu bạn cho chúng một cơ hội tìm kiếm thức ăn, chúng sẽ biểu diễn khả năng điêu nghệ của mình cho bạn thấy”.
Fuentes tin rằng, sự sinh trưởng của các loài khỉ hiện nay ở môi trường nông thôn và đô thị từ Indonesia đến miền bắc Thái Lan đang gặp phải những nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu mối quan hệ của những loài khỉ này với các loài động vật khác