[justify]
Hai chàng trai (áo xanh lá cây và áo trắng) có khả năng “phân thân” khi đi bộ ven Hồ Gươm |
[justify]Đó có thể là những hình ảnh tạo ra từ “lỗi kỹ thuật”, nhưng đó cũng có thể là điều đang diễn ra hàng ngày mà chỉ đến khi xem ảnh ta mới bất ngờ phát hiện ra.[/justify]
[justify]Từ khám phá thú vị…[/justify]
[justify]Chi tiết “bắt giò” dễ nhận ra nhất là hình ảnh một cô gái mặc áo đỏ có khả năng “phân thân” khi đang đi bộ trên vỉa hè ở đoạn số 27 đường Đinh Tiên Hoàng nằm bên phải Hồ Gươm trong bức ảnh. Thoạt nhìn, ta có thể tưởng đó là hai chị em sinh đôi. Tuy nhiên, thực tế là mặc dù đi cách nhau tới khoảng bốn mét nhưng hai đối tượng đó đều chính là một người. [/justify]
[justify]
Cô gái áo đỏ “phân thân” trên vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng |
[justify]Ly kỳ hơn, chắc hẳn nhiều người không khỏi giật mình khi thấy cảnh nửa thân người đội mũ bảo hiểm đang bay lơ lửng trên đường Ngô Quyền ở đoạn giữa vườn hoa Con Cóc và khách sạn Sofitel Metropole. [/justify]
[justify]
Người không chân bay lơ lửng giữa phố |
[justify]Cũng mang tới cho người xem cảm giác “rờn rợn” không kém là hình ảnh một người đàn ông đứng đọc báo ở cạnh cổng Đền Ngọc Sơn bên Hồ Gươm. Người này đứng trong tư thế… đôi chân bị cắt riêng và đặt ở đằng trước thân người một khoảng. [/justify]
[justify]
Người đứng đọc báo không cần… chân |
[justify]Sở dĩ bức ảnh xuất hiện những chi tiết kỳ khôi như vậy là do nguyên tắc chụp ảnh panorama là ghép các ảnh của cùng một cảnh để tạo cảnh lớn. Các tấm ảnh này được chụp liên tiếp trong thời gian ngắn nhất để ít tạo ra khác biệt giữa các tấm ảnh liền nhau. Tuy nhiên, khi chụp đường phố thì các cảnh vật là tĩnh, nhưng người và xe cộ đang di chuyển là động.[/justify]
[justify]Điều này dẫn đến trường hợp có khi chụp tấm ảnh thứ nhất đã lấy được nửa người đi xe máy ở rìa ảnh, nhưng đến lúc chụp tấm ảnh thứ hai thì “cảnh vẫn còn mà người nay đâu”. Kết quả là khi ghép hai ảnh này vào chỉ còn sót lại nửa người đi xe máy.[/justify]
[justify]Hay như trường hợp của cô gái mặc áo đỏ xuất hiện hai lần trong bức ảnh. Do máy đã chụp liên tiếp hai ảnh cùng hướng chuyển động của đối tượng nên cả hai hình đều có đối tượng lọt vào. Vì lúc máy chụp ở hàng trên thì cô gái đang ở một vị trí, lúc máy quay lại chụp xuống hàng dưới thì cô gái đã kịp đi xuống dưới. [/justify]
[justify]Bức ảnh Hà Nội khổng lồ này mặc dù được chụp tự động “siêu tốc” bởi thiết bị chuyên dụng, nhưng để chụp lên được 1.000 tấm ảnh cũng phải mất thời gian gần hai giờ đồng hồ. Chính bởi sự chênh lệch thời gian nên có thể thấy trong ảnh đồng hồ Bưu điện Hà Nội chỉ 10h10’ còn đồng hồ Nhà thờ Lớn Hà Nội chỉ 10h5’. [/justify]
[justify]
Đồng hồ Bưu điện Hà Nội chỉ 10h10’ |
… trong khi đồng hồ Nhà thờ Lớn Hà Nội chỉ 10h5’ |
[justify]Tác giả Dương Vi Khoa cho biết, ngoài những lỗi lớn hơn có thể phát hiện từ xa đã được sửa, anh vẫn cố tình để lại những lỗi nho nhỏ để mọi người còn có cơ hội phát hiện và bàn tán. “Xóa hết đi sẽ không còn "vui" nữa”, Khoa hóm hỉnh tiết lộ. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định trong tấm ảnh in ra sẽ không còn lỗi nào nữa.[/justify]
[justify]… đến phát hiện bất ngờ[/justify]
[justify]Bức ảnh được chụp theo góc từ trên cao nhìn xuống, vì vậy đã ghi lại cả những vị trí mà thông thường chả mấy ai ngó được tới, ví dụ như nóc các tòa nhà. Và không ít người hẳn rất bất ngờ khi phát hiện có người sống trên tầng thượng tòa nhà Bưu điện Hà Nội. [/justify]
[justify]
Phát hiện có người sống trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội |
[justify]Trong ảnh, nhìn ngay gần vị trí của đồng hồ Bưu điện sẽ thấy một người đàn ông cởi trần mặc quần đùi đang… làm gì đó trong tum của tòa nhà. Trên sân thượng tòa nhà Bưu điện còn có cả dây phơi khăn mặt và quần áo.[/justify]
[justify]Ống kính máy ảnh cũng tình cờ ghi lại cả những khoảnh khắc “tình tứ” của các lứa đôi, dù là ở trong nhà hay bên hồ. [/justify]
|
|
|
Những khoảnh khắc “tình tứ” tình cờ bị ghi lại |