[justify]Trong khi dư luận còn chưa hết xôn xao về việc cụ Rùa Hồ Gươm bị mắc trên lưng một lưỡi câu chùm và ai là người bảo vệ, thì PGS.TS sinh học Hà Đình Đức - người đã có nhiều năm nghiên cứu về Rùa Hồ Gươm lại phát hiện thêm một lưỡi câu chùm nữa cũng đang mắc trên lưng cụ Rùa.[/justify]
[justify]Chiều 15-9, khi xem kỹ những tấm ảnh chụp cụ Rùa Hồ Gươm mới rửa, ông Đức đã phát hiện một lưỡi câu chùm nữa cũng đang mắc trên lưng cụ Rùa ở gần vị trí lưỡi câu chùm đã được phát hiện trước đó.[/justify]
[justify]
Cụ Rùa Hồ Gươm với lưỡi câu chùm thứ hai mới được phát hiện |
Lưỡi câu chùm gần cổ cụ Rùa Hồ Gươm được phát hiện trước đó |
[justify]PGS.TS Hà Đình Đức đã chỉ cho phóng viên vị trí của lưỡi câu chùm thứ hai được phát hiện trong bức ảnh mới. Trong bức ảnh này, có thể nhìn thấy khá rõ hình dạng của một chiếc lưỡi câu chùm đang mắc ở phía mai bên trái của cụ Rùa.[/justify]
[justify]Ông Đức cũng dùng cả những bức ảnh chụp cụ Rùa với lưỡi câu chùm bị phát hiện trước đó để so sánh, đối chiếu. Qua những bức ảnh này, có thể dễ dàng nhận thấy hai lưỡi câu chùm mà cụ Rùa đang bị mắc trên mai có vị trí tương đối gần nhau. Cùng nằm ở phía mai bên trái nhưng lưỡi câu chùm được phát hiện trước kia có vị trí gần cổ cụ Rùa, trong khi đó lưỡi câu chùm được phát hiện lần này nằm lùi về khoảng giữa thân cụ Rùa.[/justify]
[justify]Theo PGS.TS Hà Đình Đức, nếu không để ý kỹ có thể tưởng rằng hai lưỡi câu chùm này chỉ là một.[/justify]
[justify]Nhận định về mức độ nguy hiểm của hai lưỡi câu chùm đang mắc trên mai cụ Rùa, ông Đức khẳng định, các lưỡi câu này không đe dọa đến tính mạng cụ Rùa. Tuy nhiên, trong lúc cụ Rùa di chuyển, nếu chẳng may lưỡi câu bị vướng vào đâu đó sẽ có thể làm xé tuột mất một mảng mai mềm của cụ Rùa.[/justify]
[justify]“Vậy thì hiện nay ai là người chịu trách nhiệm bảo vệ cụ Rùa Hồ Gươm?”, phóng viên đặt câu hỏi. Và một lần nữa, câu khẳng định của PGS.TS Hà Đình Đức vẫn là: “Không có ai!”.[/justify]