Tin tức - pháp luật 2013-12-16 15:44:42

Ông Dương Chí Dũng lĩnh án tử hình


[size=6]Chiều nay, xác định cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng không hối cải, khai báo quanh co về việc gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng và tham ô 10 tỷ đồng, TAND Hà Nội đã tăng nặng hình phạt, tuyên án tử hình với ông này.[/size]
Buổi tuyên án muộn khoảng một tiếng so với dự kiến. Sau hơn 2 tiếng đọc bản án, 17h30, chủ tọa tuyên ông Dũng phạm tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Khung hình phạt với tội Tham ô tài sản ở mức cao nhất - tử hình. Ở tội Cố ý làm trái, ông Dũng bị phạt 18 năm tù. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Hội đồng xét xử tuyên án Dương Chí Dũng và đồng phạm. Ảnh: Việt Dũng.
Bị cáo Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines) bị phạt cùng mức án như ông Dũng về cả hai tội danh.
Bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines) bị kết án 10 năm tù về tội Tham ô, 9 năm tù do Cố ý làm trái; tổng hợp là 19 năm. Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) chịu 22 năm tù.
Ở tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) bị phạt 4 năm tù; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines) lĩnh 7 năm tù, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam) lĩnh 7 năm. Ba bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) mỗi người 8 năm tù.
Vợ và người thân của cả 10 bị cáo khóc lớn giữa tòa sau khi các hình phạt được đọc xong.
HĐXX kiến nghị, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục làm rõ sai phạm của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Citibank; nếu có dấu hiệu hình sự phải khởi tố để xử lý. Tổng Cục Hải quan phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ án này.
Ông Dũng và Phúc mỗi người phải bồi thường thiệt hại 110 tỷ đồng. Bị cáo Chiều bồi thường hơn 39 tỷ đồng, Sơn 46 tỷ đồng, Khang 12 tỷ đồng, Loan 6 tỷ đồng, Dương 15 tỷ đồng. Đức, Triện, Lừng mỗi bị cáo 9 tỷ đồng.
Theo bản án sơ thẩm, Dương Chí Dũng được xác định là chủ mưu, ký quyết định phê duyệt đầu tư Nhà máy, chỉ đạo Phúc, Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng, chỉ đạo tham ô 1,66 triệu USD, riêng bị cáo chiếm đoạt 10 tỷ đồng.
Mai Văn Phúc cầm đầu, chỉ đạo Chiều , Sơn lập khảo sát không đúng thực tế, ký hợp đồng thanh toán mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng. Thông qua việc mua bán này, bị cáo đồng phạm tham ô 28 tỷ đồng, chiếm riêng 10 tỷ đồng.
Chiều ký các văn bản dự án, trình Phúc để mua ụ nổi, thành viên đoàn khảo sát, báo cáo không đúng thực tế, ký nháy thanh toán hợp đồng mua ụ nổi, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, qua đó tham ô hơn 28 tỷ, được chia 340 triệu.
Dương Chí Dũng cùng đồng phạm nghe tuyên án.
Sơn tham gia khảo sát, ký nháy, để Chiều trình Phúc mua ụ nổi, gây thiệt hại 366 tỷ đồng, đồng phạm tham ô 28 tỷ, hưởng lợi hơn, 7,8 tỷ,
Mai Văn Khang, cùng Sơn ký nháy, báo cáo khảo sát ụ nổi không đúng, giúp Sơn mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ, vai trò thấp hơn.
Loan, không ký yêu cầu thanh toán nhưng chỉ đạo cấp dưới làm các thanh toán, giải ngân 900.000 USD. Bà Loan biết lãnh đạo sai nhưng không ý kiến, thể hiện ý thức bỏ mặc cho hậu quả thiệt hại 366 tỷ đồng, giúp sức thấp nhất.
Lê Văn Dương, lập biên bản theo đề nghị Chiều, Sơn không đúng thực tế, giúp Vinalines mua ụ nổi gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng.
Huỳnh Hữu Đức, cho thực hiện làm thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho Vinalines nhập khẩu ụ nổi vào Việt Nam, nên phải chịu trách nhiệm gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng
Lê Ngọc Triện, kiểm tra chi tiết, phát hiện ụ nổi quá tuổi, nhưng vẫn tính thuế để chuyển cho Lê Văn Lừng, ký xác nhận, nhập khẩu ụ nổi. Các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều là người lãnh đạo nhưng cố ý làm trái gây thiệt hại kinh tế lớn cho Nhà nước. Sơn không phải lãnh đạo Vinalines nhưng tiếp nhận ý chí của cấp trên, gây thiệt hại.
HĐXX nhận định, hành vi xâm phạm tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng. Riêng bị cáo Dũng còn bỏ trốn, thể hiện ý thức trốn tránh trách nhiệm, phải áp dụng tăng nặng. Tuy nhiên, khi xem xét bản án, HĐXX cũng xét tới các tình tiết giảm nhẹ như Dũng được tặng nhiều huân chương lao động, chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen về các hoạt động khác về sản xuất, có bố mẹ được tặng nhiều huân huy chương kháng chiến, được áp dụng tình tiết giảm nhẹ
Phúc có nhiều thành tích, chiến sĩ thi đua cơ sở, có bố mẹ tặng thưởng huân huy chương kháng chiến. Chiều được tặng huân chương lao động hạng 3, chiến sĩ thi đua cơ sở… Sơn thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, có bố đẻ tặng huân huy chương kháng chiến. Khang, nhiều năm được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở. Loan được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT… Dương, có bố đẻ tặng huân chương kháng chiến. Đức nhiều năm được tặng thưởng giấy khen. Triện, được tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tham gia quân đội. Lừng, tham gia quân đội, có nhiều bằng khen, vợ mắc bệnh hiểm nghèo
Dương Chí Dũng nghe Hội đồng xét xử tuyên án. Ảnh: Việt Dũng.
Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các bị cáo từng là đảng viên nhưng đã tha hoá biến chất, trong đó có 4 bị cáo tham ô tài sản.
Với các bị cáo làm trái, Dũng và Phúc có vai trò cao nhất, ngang nhau, có tình tiết tăng nặng. Nhưng cả hai cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ một phần hình phạt. Chiều có vai trò sau Dũng và Phúc. Dương không làm tròn trách nhiệm của đăng kiểm viên, quanh co chối tội. Đức, Lừng, Triện, nếu làm đúng thủ tục thì Vinalines không thể nhập khẩu ụ nổi và có vai trò ngang nhau.
Dũng và Phúc có vai trò ngang nhau trong việc tham ô, nhưng không thừa nhận hành vi nên không khắc phục hậu quả. Cần phải áp dụng mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt mới có sức răn đe.
Diễn biến vụ án
Ngày 1/2/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an  khởi tố vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng công ty Hàng hải, Vinalines.
Ngày 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines.
Cùng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện và Trần Hải Sơn về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Lúc này, ông Dũng đã rời Vinalines được 2 tháng sau nhiều năm làm Chủ tịch HĐQT để giữ chức Cục trưởng Hàng hải. Tuy nhiên, ông Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan điều tra thực thi lệnh bắt vào ngày 18/5/2012. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.
Ngày 25/9/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung tội Tham ô tài sản với các ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều.
Việt Dũng
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)