Tin tức - pháp luật 2010-03-19 05:58:08

Nước mắt nhức lòng của người mẹ có con giết bố :(


Tử tù Nghiêm Viết Thành
[size=1]
[/size][size=2] Hành động của Nghiêm Viết Thành thì đã rõ là độc ác, thế nhưng hiếm ai biết rằng trước đó hắn cũng chỉ là một đứa con được ví như gà công nghiệp, hắn từng ước ao được ở thật gần mẹ để hằng ngày được ăn những bữa cơm đúng nghĩa.[/size]
[justify]Chúng tôi gặp mẹ của Nghiêm Viết Thành ở căn nhà “to xác” ở thành phố Hải Dương, phải thuyết phục nhiều lắm chị mới tỏ lòng kể chuyện về gia đình của mình “ngày xưa”. Câu chuyện nhiều lần bị đứt quãng bởi tiếng khóc đầy ân hận của một người mẹ.[/justify]

[justify]Thành có một tuổi thơ thiếu mẹ[/justify]

[justify]“Chỉ vì cái cơ ngơi này mà tan tác” - chị Nguyên mẹ của Thành nhìn lên căn nhà to rộng và quây bằng kính mà thở dài. Căn nhà được xây cao to là cố gắng của cả hai vợ chồng chị trong những ngày “lao lực” ở Tiệp Khắc. Chị nhớ lại: Tôi bán hàng ở một chợ người Việt. Có những ngày tuyết rơi ngập đến cổ chân mà vẫn phải đi làm. Có những bữa trưa, bữa tối chúng tôi ăn rất kham khổ đạm bạc, thế nhưng vẫn quyết bám trụ ở đất khách, kiếm từng đồng tiền và gom góp gửi về quê. Tôi có sức để làm được như vậy là vì nghĩ đến hai người con còn ở quê, muốn con được ăn học đầy đủ.[/justify]

[justify]Hỏi về hành trình sang Tiệp, chị Nguyên chia sẻ: “Sau khi sinh Thành được 1 năm chồng tôi sang Tiệp, sau 3 năm thì tôi cũng đi. Những năm tháng tuổi thơ, Thành sống cùng bà nội. Khi chưa có điện thoại, Thành liên lạc với mẹ bên Tiệp bằng thư viết tay.[/justify]

[justify]Những bức thư khi học lớp 6 Thành gửi, ám ảnh chị Nguyên bởi những dòng kể về cuộc sống ở quê nhà: “Mẹ ơi, ở nhà với ngoại bữa sáng con toàn phải ăn bánh mì. Bữa trưa và tối bà cho con ăn cơm với cá khô. Con thèm cơm mẹ nấu, mẹ về nhà nấu cho con ăn bữa cơm”. Lúc nào sau những bức thư Thành cũng viết “Con yêu mẹ nhiều”, “con nhớ mẹ lắm”…[/justify]

[justify]Chị Nguyên hợp với Thành hơn cả, trong cả cuộc nói chuyện, khóe mắt chị chỉ cười duy nhất khi nhớ lại kí ức về Thành. “Cu Bờm” tên gọi khi nhỏ của Thành, hắn từng khen chiếc áo mẹ mình mặc đẹp, kiểu tóc mẹ để xinh, kiểu trang điểm hợp với tuổi của mẹ.[/justify]

[justify]Vấn lại những tháng ngày ít ỏi quan sát cuộc sống của con, chị Nguyên đúc kết: Nó giống như một con gà công nghiệp, chỉ biết đi đến trường và về nhà. Mấy năm cấp 3 vì quá nhiều buồn tủi Thành tìm đến quán nét. Không ai ngờ được rằng từ đó bi kịch xảy ra…[/justify]

[justify]Một gia đình không hạnh phúc[/justify]

[justify]Trong cơn ác mộng chị Nguyên cũng không ngờ được rằng, đứa con mà chị gắng gổ hết mình để nuôi dưỡng lại gây nên một tội ác lớn đến thế.[/justify]

[justify]“Kẻ nghịch tử man rợ”, “Đứa con mất nhân tính” là nhiều cụm từ mà người ta gọi về Nghiêm Viết Thành, kẻ đang tâm ra tay chém bố đẻ ra làm 12 khúc, hất xuống sông và lạnh lùng bỏ trốn.[/justify]

[justify]Chị Nguyên ngước lên trần nhà với khuôn mặt xám hối, xin lỗi linh hồn của người chồng đã khuất chị nói những lời thực thà: Chồng tôi là một người nóng tính, anh ấy có tính gia truởng. Không ít lần trong bữa ăn tôi bị chồng nhiếc mắng. Và không ít lần anh đánh vợ những trận đòn “thừa sống thiếu chết”.[/justify]

[justify]Đứng về phía mẹ, không ít lần Thành dám hỗn hỏi bố: Tại sao bố đánh mẹ? Sau câu hỏi ấy người cha chỉ lườm Thành, hắn cũng vì thế mà lủi thủi bỏ đi.[/justify]

[justify]Nhiều lần chị bị chồng đánh, chị vén mái tóc mai có nhiều vết sẹo cho phóng viên xem. Những trận đánh đó chỉ vì những ghen tuông vớ vẩn. Cái gia đình nhỏ bé vốn đã tan tác nay còn bi thương hơn vì những lý do không đâu. Phải chăng những điều đó hằn vào kí ức của thằng con bị gọi là “nghịch tử”?[/justify]



Mẹ Nguyên ngất lịm khi cùng một lúc mất đi người chồng và đứa con trai


[justify]Sau cái ngày bi kịch xảy ra với gia đình mình, chị Nguyên trách mình nhiều, chị cũng trách chồng nhiều vì tính nóng, không yêu thương, gần gũi. Chị kể lại: 3 năm trước khi nghĩ các con đã lớn mà không ai bảo ban uốn nắn, chị đã bảo anh về nước chăm con.[/justify]

[justify]Chị còn ở lại Tiệp tiếp tục chạy chợ buôn bán. Nhiều lần Thành gọi điện xin mẹ cho sang Tiệp, hỏi lý do thì Thành im lặng. Bởi thương con trẻ dại không thể cho lang bạt xứ người, chị nhất mực từ chối bởi mong mỏi “con còn phải ăn học”. Thành kể cho mẹ nghe nhiều về chuyện gia đình nhưng lại giấu nhẹm chuyện bố có quan hệ lăng nhăng với nhiều người đàn bà khác…[/justify]

[justify]Những nhát chém nghiệt ngã dường như là sự tích tụ uất ức từ nhiều năm của Thành. Trong lời chị Nguyên bảo, tôi cảm thấy rằng, dường như hắn chém vì cả sự “ghen hộ mẹ”.[/justify]

[justify]Hắn yêu mẹ nhất trên đời[/justify]

[justify]Đến lúc này, tiếng khóc của người mẹ, sự ân hận của người con thì đều đã quá muộn màng. Tòa án tỉnh Hải Dương xử Thành mức án cao nhất đó là án tử hình về tội giết cha.[/justify]

[justify]Trong gia đình có 4 người, người cha đã chết, đứa con trai lĩnh án tử hình, đứa con gái bị ám ảnh bởi điều đó ít về nhà hơn. Trong nhà chỉ còn người mẹ, trong căn nhà to xác, chị bảo rằng: Thành bị xử án tử hình, chị sống cũng như chết.[/justify]

[justify]“Tôi đã sụt đi 8kg, thường xuyên bị suy nhược thần kinh và mới nằm viện về”, trong nhiều đêm ngủ trong căn nhà trống trải những cơn mộng mị kéo về. Hết khóc chị lại đọc kinh… Hằng ngày trong tiếng cầu kinh, chị mong tòa phúc thẩm sau này nhìn vào hoàn cảnh gia đình chị, cho con chị được sống và sám hối trọn đời ở tù.[/justify]

[justify]Chị tiết lộ rằng, từ cái ngày ở trại tạm giam Thành đã xin được giữ một bức ảnh nhỏ khổ 3x4 của mẹ. Thành đặt ở cổ áo. Từ ngày Thành vào trại tạm giam đến khi Thành ra tòa bị tuyên án tử hình. Câu nói như lời niệm hàng ngày của Thành là “dù con thế nào con vẫn kiệu mẹ trên vai”[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)