Tin tức - pháp luật 2011-05-18 07:34:53

Nữ sinh lớp 6 đánh bạn làm "nổi sóng" cộng đồng mạng


Nữ sinh lớp 6 đánh bạn làm "nổi sóng" cộng đồng mạng
Trong thời gian qua đã có nhiều Clip đánh bạn bị tung lên mạng, thế nhưng sáng 17/5, khi clip vụ đánh hội đồng của học sinh trường PTCS Nguyễn Hiền, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện thì sự phẫn nộ đã lên đỉnh điểm.
Clip gây sốc với bất cứ ai

2 nữ sinh mặc áo trắng đồng phục, quay rõ nguyên mác trường PTCS Nguyễn Hiền, cổ còn quàng kh đỏ, ra một seri đòn thù với đối phương là một nữ sinh cùng trường. Cùng với đó, tiếng cười nói rôm rả: “đạp đầu đi, đạp đầu đi”, “đạp mặt đi” được một (vài) thành viên khác nói ra một cách vô cảm và hả hê.
Trong đoạn clip nếu để ý kỹ, người xem có thể thấy, người ngoài cuộc gọi những cái tên như Linh, Nhung.
Đến cuối Clip, "màn tra tấn" kết thúc với môtip cũ "lột áo". Mặc cho tiếng khóc ngày càng to, các nữ sinh vẫn cố gắng lột áo bạn bằng được. Sau cùng, những lời hăm dọa đưa ra để cảnh báo đối phương.
Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân của vụ đánh hội đồng này nhiều khả ng là do tranh giành tình cảm của nhóm học sinh lớp 6 và nữ sinh bị đánh học lớp 7.
"Quá dã man và tàn bạo hơn bất cứ clip nào khác" là cảm nhận chung của bất cứ ai đã xem "Clip nữ sinh lớp 6 Nguyễn Hiền đánh nhau lột áo". Xuất hiện từ sáng ngày 17/5, clip này đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng chỉ sau ít giờ.
Nhiều câu hỏi đặt ra sau hàng loạt những vụ bạo lực học đường, quay clip bị tung lên mạng, nhưng với vụ việc mới này thì câu hỏi lớn nhất chính là: Tại sao những trận đòn thù càng ngày càng có xu hướng tàn bạo hơn, độ tuổi của những người liên quan lại càng nhỏ hơn?
Bạo lực nối tiếp bạo lực
Trước đây có mấy ngày, ngày 12/5, clip quay cảnh 2 nữ sinh được cho là của Trường THPT Nguyễn Thị Diệu - TPHCM “tung chưởng” ngay giữa lớp học gây bàng hoàng cho người xem. Hình ảnh 2 nữ sinh mặc đồng phục áo trắng, váy xanh lao vào nhau, vây xung quanh là nhiều học sinh đứng cổ vũ, quay phim và chửi bậy khiến người xem lắc đầu ngao ngán.



Những đòn đánh rất tàn ác, không ai có thể ngờ được lại từ những nữ sinh


Nạn nhân bé nhỏ gần như cam chịu trước trận đòn thù

Và trước đó cũng không lâu, cư dân mạng lại xôn xao vì clip nữ sinh đánh nhau, lột áo bạn vừa được tung lên một số trang xã hội. Với tựa đề Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội chiến nhau, đoạn clip ngày 9/5 dài 2,5 phút này được đưa lên trang YouTube ghi lại cảnh 2 nữ sinh đánh, đá dã man một nữ sinh khác đang nằm dưới đất.
Tình hình bạo lực học đường đang thực sự đáng báo động đến mức đỉnh điểm. Ngày càng nhiều những vụ đánh nhau lột áo được tung lên mạng. Không những thế, tuổi đời của những nhân vật chính ngày càng nhỏ.
Phải chg xã hội đang bất lực trước vấn nạn này?
Nữ sinh đánh nhau: Việc xử lý thuộc về nhà trường nhưng trách nhiệm là của gia đình và xã hội
Học sinh đánh nhau nhiều, thế nhưng, biện pháp xử lý thì không nhiều. Trong một bài phỏng vấn thầy Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội cách đây ít lâu, thầy cười chua chát khi chứng kiến từ đầu sự kiện nữ sinh đánh nhau được đg tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Các cụ vẫn nói, nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò. Nghịch ngợm tuổi này là không thể tránh được. Có những thứ là tự phát, thiếu chín chắn của tuổi mới lớn, khi lớn lên các em sẽ hiểu. Nhưng như trường hợp vừa rồi thì khó có thể tha thứ được. Phải nhận ra sự khác biệt đó để đưa ra sự cảnh báo cho xã hội. Trước hết việc xử lý sẽ thuộc về hội đồng nhà trường. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và trao đổi thêm với nhà trường. Còn không, cứ theo phân cấp mà xử lý.
Đuổi học là một trong những biện pháp kỷ luật, nhưng để đuổi học phải dựa theo những phân tích kỹ lưỡng, từ tính chất, mức độ nguy hiểm. Ngoài ra cũng phải tính là đuổi xong thì học sinh đó đi đâu. Nếu đuổi xong, xã hội lại phải gánh 1 đứa trẻ chưa đủ tuổi thành niên, hư hơn, không ai chăm sóc, giáo dục tới, thì có tốt hay không?
Thầy cũng chia sẻ để ng chặn hành vi kiểu như thế này cần "nâng cao công tác giáo dục đạo đức, lối sống và tinh thần trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Đẩy mạnh hoạt động, gắn bó hơn đời sống tập thể của tổ chức tong nhà trường như đoàn thanh niên, tổ, lớp…
Thứ hai, cần tg cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình. Làm sao để thầy giáo, cô giáo, học trò có sự quan tâm trao đổi tương đối cởi mở với nhau. HS lo lắng có thể tâm sự với thầy cô, tìm đến người lớn để xin ý kiến, hỏi han, thì những chuyện như thế sẽ giảm đi.
Tôi nhấn mạnh rằng, nhà trường chỉ là một lực lượng giáo dục thôi, không thể kỳ vọng vào mỗi nhà trường được. Thực tế, tác động lên giới trẻ có tổng hòa của rất nhiều yếu tố. Chỉ một phía nhà trường, mang màu sắc lý thuyết, thì kết quả sẽ không như mong muốn."
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)