[size=4]Ngày hôm qua, thứ năm, 1.10, Trung Quốc tổ chức lễ mừng quốc khánh lần thứ 60, một buổi lễ ăn mừng được coi là lớn nhất từ trước tới nay. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang là nỗi lo của láng giềng.
[/size]
[size=4]Người Trung Quốc có mọi lý do để ăn mừng và phô trương niềm tự hào với thế giới. Đất nước này đã đạt được những bước tiến dài trong 60 năm kể từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền. Khi Mao Trạch Đông công bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 41 và cứ 1.000 trẻ sơ sinh ra đời có 195 em chết.
[/size]
[size=4][/size]
[size=4]Nhiều loại vũ khí tiên tiến do Trung Quốc tự chế tạo như tên lửa, xe tăng… trong lễ kỷ niệm
[/size]
[size=4]Nhiều loại vũ khí tiên tiến do Trung Quốc tự chế tạo như tên lửa, xe tăng… trong lễ kỷ niệm
[/size]
[size=4]Đến năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình áp dụng chính sách đổi mới thị trường, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đã tăng lên 61 và tỷ lệ trẻ sơ sinh qua đời giảm xuống 52/1.000 ca sinh. Năm 1981, 64% dân số Trung Quốc sống dưới mức nghèo đói với thu nhập dưới 1 USD/ngày. Tới năm 2001, con số này đã giảm xuống còn 17%. Năm 1949, GDP trên đầu người là 40 USD.
Đến nay, con số này đã ở mức 3.000 USD. Về mặt kinh tế, Trung Quốc giờ đây là nền kinh tế thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Về mặt ngoại giao, vai trò của Trung Quốc càng ngày càng lớn, với vị trí hàng đầu ở hầu hết các tổ chức quốc tế lớn từ chiếc ghế thường trực ở Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đến nhóm 20 nền kinh tế lớn G20.
Tại hội nghị CEO toàn cầu của Forbes, năm nay tổ chức tại Malaysia, các cuộc thảo luận của những người đứng đầu doanh nghiệp thế giới thường xuyên xoay quanh Trung Quốc và vai trò của nước này đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới. Mọi con mắt đều dồn về nước này, bởi lẽ giờ đây mọi động thái của Trung Quốc đều có những ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế thế giới: Từ chính sách tiền tệ của nước này, đến những quyết định đầu tư của các công ty Trung Quốc, đều tạo nên những thay đổi lớn trên thị trường.
Các nước đều tỏ ra bồn chồn trước việc các công ty Trung Quốc tung tiền ra mua tài sản, mà chủ yếu là tài nguyên khoáng sản, ở khắp nơi trên thế giới, từ những quốc gia láng giềng như Lào, Việt Nam, đến xa hơn như Úc, châu Phi… và đẩy giá hàng hoá lên cao. Một nữ doanh nhân Trung Quốc giải thích đơn giản: “Khi Trung Quốc đầu tư mua hàng hoá ở nước ngoài, họ có tầm nhìn lâu dài.
Họ phải chuẩn bị cho sự phát triển và nhu cầu hàng hoá và năng lượng trong vòng 30 năm tới. Vì vậy, các công ty Trung Quốc không ngại giá cao. Giá có thể cao ở thời điểm hiện tại, nhưng các vị sẽ thấy nó không hề cao trong vòng vài năm tới”.
[/size]
[size=4]Cũng tại hội nghị của Forbes, vẫn có những quan điểm hoài nghi về sức mạnh kinh tế thực sự của Trung Quốc. Nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng Trung Quốc chỉ thực sự đóng một vai trò lớn trên thị trường thế giới khi đồng nhân dân tệ có thể chuyển đổi được. Theo đánh giá của ông Mahathir Bin Mohamad, cựu thủ tướng Malaysia, đồng USD tuy đang suy yếu, vẫn tiếp tục có giá trị vì vẫn là loại tiền tệ chính trong giao dịch toàn cầu. “Trung Quốc giữ rất nhiều USD, thế nên họ đang bảo vệ đồng USD cho nước Mỹ”, ông Mahathir nói tại diễn đàn này.
Một lý do chủ yếu khiến cho Trung Quốc chưa trở thành một cường quốc kinh tế, trong con mắt của nhiều nhà quan sát, là vì Trung Quốc vẫn là một trong những nước có thu nhập thấp và có tỷ lệ nghèo đói cao. Khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư trong xã hội cũng như giữa các khu vực nông thôn và thành thị là một trong những thử thách lớn nhất của quốc gia này.
Bên cạnh đó, tham nhũng và sự đảo lộn các giá trị thị trường, xã hội cũng như những xung đột với các nhóm sắc tộc là những vấn đề lớn mà Trung Quốc sẽ phải giải đáp để có thể tiếp tục phát triển một cách bền vững.
Một trong những mặt trái lớn nhất của sự phát triển kinh tế chóng mặt của Trung Quốc có lẽ là những thiệt hại về môi trường. Trung Quốc là quốc gia thải ra nhiều khí CO2 vào khí quyển nhất thế giới. 75% công suất điện mới của Trung Quốc trong năm nay được sản xuất từ than đá, loại nhiên liệu tạo nhiều khí thải độc hại cho môi trường nhất. Trung Quốc thải vào không khí 7 tỉ tấn khí CO2 trong năm 2008, chiếm 22% tổng lượng khí thải của toàn thế giới.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào Trung Quốc khi quốc gia này khua trống ăn mừng 60 năm quốc khánh, cùng với sự thán phục, là những mong đợi tinh thần trách nhiệm cao hơn, với công dân Trung Quốc và với thế giới. Tờ South China Morning Post trong một bài viết ra ngày 1.10 cho rằng: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc làm dấy lên niềm hy vọng và mong đợi của công dân Trung Quốc, cũng như tạo nên nỗi lo lắng cho láng giềng của họ… Một nền tảng vật chất đã được xây dựng. Thách thức tiếp theo cho quốc gia này là đạt được tự do và công lý tốt hơn”.[/size][/indent]