Tin tức - pháp luật 2013-11-05 13:30:29

Những vụ án oan chấn động thế giới (Kỳ 1)


[size=7]Những vụ án oan chấn động thế giới (Kỳ 1)[/size]

[justify]Luật gia nổi tiếng người Anh William Blackstone đã từng viết: “Thà bỏ sót 10 người phạm tội còn hơn để một người vô tội phải chịu án oan.” Quan niệm này đã được nhiều người trên thế giới chấp nhận, và nó trở thành nền tảng cho các sinh viên trường luật ngay từ những năm đầu tiên.
Mặc dù trong quy định của hệ thống tư pháp nước Mỹ, một người vẫn được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, thế nhưng vẫn có những trường hợp những người vô tội bị kết án một cách vội vàng, thậm chí có nhiều người đã bị tử hình đầy oan khuất.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ giám định ADN, nhiều vụ án oan đã được làm sáng tỏ, nhiều nạn nhân đã được minh oan trong những vụ án từng làm chấn động dư luận thế giới. Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả những vụ án mà những người bị kết án là nạn nhân của những nhận định và phán quyết sai lầm trong hệ thống tư pháp các nước trên thế giới.
1. Colin Campbell Ross (Được ân xá sau khi bị treo cổ)
Người chủ quán rượu Colin Campbell Ross là nạn nhân của một trong những vụ án oan nổi tiếng nhất lịch sử được biết đến với cái tên Vụ giết người ở Gun Valley.

Colin Campbell Ross, nạn nhân của một trong những vụ án oan nổi tiếng nhất

Ngày 30/12/1921, cô gái Nell Alma Tirtschke 12 tuổi được dì nhờ tới cửa hàng thịt của chú ở đường Swanston, Melbourne, Úc để mang một gói thịt đi giao cho khách hàng. Khi cô bé không trở về nhà sau chuyến giao hàng đó, gia đình đã báo với cảnh sát, và họ đã đi tìm Alma suốt đêm. Đến sáng hôm sau, thi thể trần truồng của cô bé được tìm thấy ở Gun Valley gần địa chỉ cô tới giao thịt. Cô bé đã bị cưỡng hiếp và bóp cổ tới chết.
Vụ án này đã gây rúng động dư luận nước Úc, và báo chí ở Melbourne đã tìm cách thuyết phục độc giả rằng có một tên cuồng sát đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và sẽ tiếp tục gây án. Cảnh sát đã đặt ra mức thưởng kỷ lục 1.250 bảng cho người nào cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc tiêu diệt kẻ sát nhân này. Tuy nhiên khi cuộc điều tra đi vào bế tắc, cảnh sát Úc đã phải hứng chịu sự chỉ trích của dư luận, và sức ép bắt được hung thủ ngày càng gia tăng.
Trong số những đối tượng mà cảnh sát nhắm đến có Ross, một chủ quán rượu gần nơi cô bé Alma bị sát hại vì ông này từng có tiền án dùng súng uy hiếp một khách hàng. Mặc dù Ross rất nhiệt tình giúp đỡ cảnh sát trong việc điều tra nhưng cảnh sát bắt đầu nghi ngờ và thẩm vấn ông này kỹ càng hơn. Mặc dù một số nhân chứng xác nhận Ross không rời khỏi quán rượu trong buổi chiều xảy ra án mạng, song cảnh sát vẫn tin rằng Ross chính là hung thủ, và đến ngày 12/1/1922, họ bắt Ross với tội danh giết người.
Căn cứ để cảnh sát buộc tội Ross là mấy sợi tóc họ tìm thấy trên giường ông ta ở nhà, và họ tin rằng đó là tóc của cô bé Alma, mặc dù một chuyên gia pháp y đã chỉ ra rằng đường kính của những sợi tóc này là khác nhau.
Tuy nhiên, thật không may cho Ross, dư luận và báo chí thời đó lại ủng hộ mạnh mẽ cho việc kết tội ông ta và họ muốn ông ta phải trả giá. Bồi thẩm đoàn cho rằng Ross có tội và thẩm phán đã phán quyết rằng Ross sẽ bị treo cổ, và khi thông tin này được công bố, dân chúng đã hân hoan reo mừng.
Trước khi Ross bị hành hình, một lá thư vô danh được gửi tới các luật sư của Ross, và người viết bức thư này thú nhận mình là kẻ đã hãm hiếp và sát hại cô bé Alma, tuy nhiên người đó không thể ra nhận tội trước pháp luật vì danh dự gia đình. Ross bị treo cổ một cách đau đớn và oan khuất vào ngày 24/4/1922.

Ross đã bị treo cổ trong đau đớn trước sự reo hò của dân chúng (Ảnh minh họa)

Năm 1998, giáo sư Bentley Atchison thông qua xét nghiệm ADN phát hiện ra rằng những sợi tóc trên giường của Ross không phải tóc của Alma. Đến năm 2008, tòa án đã quyết định ân xá cho Ross đối với tội danh sát hại Alma, và là trường hợp ân xá sau khi chết đầu tiên trong lịch sử tư pháp bang Victoria và cũng là duy nhất ở nước Úc cho đến nay.
Gia đình của nạn nhân Alma Tirtschke tin rằng việc ân xá này là chưa thỏa đáng và Ross cần phải được giải tội. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fairfax Radio, người chú thứ hai của cô gái Alma nói rằng bà của cô bé đã liên tục khẳng định rằng họ đã treo cổ nhầm người, mặc dù bà không chỉ ra thủ phạm là ai. Trong một cuộc phỏng vấn khác, gia đình này cho biết họ tin rằng thủ phạm thực sự trong vụ án này là một thành viên trong gia đình.
2. Ellis Wayne Felker (Được giải tội sau khi bị tử hình)
Năm 1981, khi cô hầu bàn Evelyn Joy Ludlam ở bang Gieorgia, Mỹ mất tích một cách bí ẩn, cảnh sát ngay lập tức đưa Ellis Wayne Felker vào diện cần giám sát liên tục trong 2 tuần để điều tra bất cứ hành vi đáng ngờ nào vì anh này đã từng bị kết án vì tội tình dục vào năm 1977.
Cũng trong thời gian này, cảnh sát phát hiện thi thể của Ludlam bị cưỡng hiếp và bóp cổ đến chết trong một con lạch gần đó. Vài ngày sau, cảnh sát bắt giữ Felker và đưa anh này ra tòa xét xử. Với những thông tin thu thập được một cách sơ sài, tòa án đã phán quyết rằng Felker có tội trong vụ cưỡng hiếp và sát hại Ludlam.
Tuy nhiên kết quả giám định pháp y lại cho thấy Ludlam đã chết khoảng 5 ngày trước khi thi thể của cô được phát hiện, đồng nghĩa với việc Felker có bằng chứng ngoại phạm vì trong thời gian này anh ta vẫn đang bị cảnh sát giám sát nhất cử nhất động.

Ellis Wayne Felker bị xử tử với những chứng cứ sơ sài do cảnh sát đưa ra

Thay vì phải thừa nhận rằng mình đã bắt lầm người, cảnh sát Gieorgia lại cử một kỹ thuật viên khác không có kinh nghiệm làm lại báo cáo pháp y và cho ra kết quả rằng nạn nhân tử vong 3 ngày trước khi được phát hiện.
Các luật sư của Felker cũng đưa ra những bằng chứng thuyết phục để minh chứng cho sự vô tội của Felker, trong đó có các mẫu ADN và một bản thú tội có chữ ký của một người đàn ông khác (mặc dù người này có vấn đề về thần kinh).
Bất chấp những bằng chứng này, tòa án vẫn phán quyết rằng Felker có tội và anh này bị xử tử vào năm 1996 sau 15 năm xét xử. Đến năm 2000, tòa án mở lại hồ sơ vụ án, và kết luận rằng các bằng chứng đưa ra để kết tội Felker là không thuyết phục và không đủ cơ sở, do đó họ đã giải tội cho Felker.
3. Cameron Todd Willingham (Mỹ, được minh oan sau khi bị tử hình)
Ngày 23/12/2004, một ngọn lửa bùng lên trong ngôi nhà của Cameron Todd Willingham tại Corsicana, bang Texas, Mỹ khiến ba cô con gái của anh này thiệt mạng, trong đó 2 nạn nhân nhỏ nhất mới chỉ được một tuổi, còn người vợ của Willingham may mắn thoát chết vì lúc đó cô đang đi ra ngoài mua sắm.
Cảnh sát ngay lập tức bắt giữ Willingham và cáo buộc anh này phóng hỏa đốt nhà và giết các con của mình để che giấu hành vi ngược đãi trẻ em. Công tố viên cho rằng William đã giết các con vì anh ta quá mệt mỏi với việc chăm sóc chúng.

Cameron Todd Willingham

Bằng chứng mà cảnh sát đưa ra bao gồm những vết cháy hình vũng nước, nhiều điểm gây cháy khác nhau, tốc độ và nhiệt lượng do ngọn lửa phát ra chứng tỏ đây là một  vụ cố ý phóng hỏa. Tuy nhiên ở trước tòa, tất cả các chuyên gia khoa học cũng như những người quen của Willington đều bác bỏ luận điểm này của cơ quan công tố và cho rằng anh ta sẽ không bao giờ cố tình sát hại lũ trẻ.

Những người biểu tình đòi công lý cho Cameron Todd Willingham

Thế nhưng tòa án Texas vẫn phán quyết rằng Willington có tội và anh này bị thi hành án tử hình vào năm 2004. Đến năm 2009, phóng viên David Grann của tờ The New Yorker lật lại vụ án này và phỏng vấn các chuyên gia để khẳng định rằng bằng chứng phóng hỏa mà tòa đưa ra là không thuyết phục và nếu các bằng chứng này được đưa ra trước tòa thì Willingham chắc chắn sẽ được gỡ tội.  Sau đó tòa án đã kết luận rằng việc kết tội đối với Willingham là không có cơ sở vào năm 2009.
 
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)