Điện thoại - Tablet 2008-07-27 14:19:34

Những thói quen nguy hiểm khi sử dụng ĐTDĐ


Nhiều bạn trẻ thời nay quan niệm: “Ăn điện thoại, ngủ điện thoại, đi chơi điện thoại.” ĐTDĐ trở thành vật bất ly thân, luôn kè kè bên mình như một cách để khẳng định cá tính và phong cách. Nhưng thói quen đó nhiều khi gây ra những tai hại chết người.


Vượt qua những chức năng ban đầu là để liên lạc (nghe, gọi, nhắn tin), các hãng ĐTDĐ ngày nay luôn tìm mọi cách để sản phẩm của mình khi tung ra thị trường đáp ứng được mọi sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ vì đây là đối tượng khách hàng đông đảo nhất mà mọi hãng sản xuất ĐTDĐ đều hướng tới.
Tuy nhiên do quá lạm dụng những chức năng của ĐTDĐ ở mọi nơi, mọi lúc mà nhiều bạn trẻ không biết rằng những thói quen đó tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho bản thân và những người xung quanh.
1. Nghe nhạc, nghe điện thoại khi đi xe máy
ĐTDĐ đã trở thành vật bất ly thân của giới trẻ.
Đi trên phố ngày nay không khó để ta bắt gặp hình ảnh những "Teen" một tay lái xe còn tay kia giữ điện thoại để nghe hoặc gọi điện. Ngoài ra vừa đi xe máy vừa nghe nhạc từ điện thoại thông qua hệ thống tai nghe cũng là sở thích của không ít bạn trẻ.
Đây là thói quen rất có hại bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao. Khi nghe điện thoại bạn bị phân tán tư tưởng nên không thể tập trung vào việc lái xe an toàn. Nghe nhạc khi lái xe cũng khiến bạn bị phân tán tư tưởng, đồng thời việc dùng tai nghe làm bạn giảm khả năng nghe thấy tín hiệu còi của các phương tiện khác. Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra mà nguyên nhân xuất phát chỉ từ thói quen này. 2. Dỗ con bằng ĐTDĐ
Các ông bố bà mẹ trẻ hiện nay thường tải các video clip quảng cáo hay những đoạn phim hoạt hình trên mạng vào ĐTDĐ của mình và coi đây là một phương tiện hữu hiệu để dỗ con mỗi khi trẻ khóc, điều này khiến trẻ hình thành thói quen tiếp xúc với điện thoại thường xuyên và coi điện thoại như một món đồ chơi.
Ngoài tác hại của việc trẻ đập vỡ, bẻ gãy điện thoại của bố mẹ, còn có một nguy cơ tiềm ẩn khác đó là sóng điện từ của ĐTDĐ có thể gây ra các nguy hại lâu dài cho trẻ thông qua tác động lên hệ thống thần kinh, tim mạch của trẻ. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới về tác hại của sóng ĐTDĐ đều khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với ĐTDĐ.
3. Điện thoại bất ly thân
Không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng sẽ phải chịu những tác động không tốt của sóng ĐTDĐ nếu luôn để điện thoại ở sát bên mình. Nhiều người có thói quen để điện thoại tại túi áo ngực hoặc để điện thoại ngay cạnh gối khi ngủ, điều này không có lợi cho tim cũng như giấc ngủ của bạn.
Sóng điện từ có thể gây ra sự mệt mỏi nếu bạn để điện thoại quá sát thân người với thời gian dài. Tốt nhất khi làm việc bạn nên để điện thoại trên bàn làm việc và khi đi ngủ thì không nên để điện thoại trên giường ngủ.
4. Dùng điện thoại để lưu trữ dữ liệu cá nhân quan trọng
Với dung lượng bộ nhớ trong và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngày càng lớn, nhiều bạn trẻ hiện nay thích dung ĐTDĐ để lưu trữ những dữ liệu cá nhân như tài khoản ngân hàng, mật khẩu máy tính, mật khẩu thư điện tử.vv… thậm chí nhiều bạn cùng dùng ĐTDĐ để quay và lưu trữ những cảnh “nóng” riêng tư thuộc diện bí mật của cá nhân mình.
Nhưng chức năng bảo mật thông tin của các điện thoại hiện nay rất rất đơn giản, và các dữ liệu lưu trong thẻ nhớ của ĐTDĐ có thể dễ dàng bị đọc trộm, sao chép. Vì vậy nếu không cẩn thận, bạn rất dễ để mất các thông tin đó. Nếu bạn sở hở thì những thông tin đó rất dễ bị đánh cắp và người lĩnh hậu quả chính là chủ nhân của ĐTDĐ.
Theo VietnamNet
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)